messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0911002444
img

Những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh làm mẹ phải biết

Làm mẹ là phải biết về một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhằm tránh các nguy hại đến sức khỏe của trẻ, bởi trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém.

Làm mẹ là phải biết về một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhằm tránh các nguy hại đến sức khỏe của trẻ, bởi trẻ có hệ miễn dịch và sức đề kháng kém, đặc biệt vào thời điểm giao mùa. Vậy những bệnh thường hay xảy ra ở trẻ sơ sinh là gì? Cùng chuyên mục bệnh trẻ em của FaGoMom tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh huyết tán

Bệnh huyết tán chính là căn bệnh do nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau, và thường có triệu chứng khiến cho trẻ bị thiếu máu và vàng da.

+ Phương pháp điều trị:

- Hiện nay tất cả các bác sĩ thường hay thực hiện việc truyền máu giữ cho lượng dữ trữ sắt ở mức bình thường và thay máu sẽ giúp loại bỏ tất cả các kháng thể anti-D và tất cả các tế bào hồng cầu mới sẽ giúp cho hoạt động như bình thường.

- Thêm vào đó, huyết tán cũng có thể được điều trị bằng đèn chiếu và được giám sát chặt chẽ vào nồng độ sắt và bilirubin ở trong máu. Với lượng bilirubin cao có thể sẽ vượt qua máu di chuyển thẳng tới não và gây ra tổn thương não.

Trẻ mắc bệnh huyết tán

Trẻ mắc bệnh huyết tán (Ảnh minh họa)

+ Cách để phòng tránh bệnh huyết tán: Với căn bệnh này có thể ngăn chặn khi mẹ mang trong mình lới loại máu Rh-âm và dược tiếm thêm một loại hợp chất khá đặc biệt được gọi là một loại kháng thể anti-D, trong vòng 72h sau khi sinh con. Chúng sẽ giúp cho việc ngăn cản cơ thể của người mẹ sản xuất ra một loại kháng thể Rh-dương có khả năng gây ra các vấn đề có liên quan tới lần mang thai tiếp theo. Mặc dù như thế, đối với những mẹ bầu mang Rh-âm thì việc xét nghiệm máu để xác định được mức độ kháng thể anti-D sẽ được thực hiện theo định kỳ trong suốt tất cả các thai kỳ tiếp theo.

2. Tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ

+ Về triệu chứng: Với tình trạng này sẽ phải trải qua khá nhiều cấp độ, mới đầu thì làn da của trẻ có các vết ửng đó, sau đó rộp nước tại vùng mông, bẹn.

+ Về nguyên nhân: sử dụng tã quá nhiều, tã quá chất, vệ sinh không sạch sạch,…. Có thể nói đây chính là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sở dinh, là căn bệnh ngoài da phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

+ Cách điều trị bệnh hăm tã ở trẻ nhỏ:

- Rửa thật sạch mông, bẹn mỗi ngày chotrer, lau cho khô đa và thoa kem trị hăm tã cho trẻ.

- Và ngoài ra để phòng ngừa tình trạng hăm tã cho trẻ, thì mẹ cần vệ sinh tại vùng mông, bẹn cho trẻ sau mỗi lần đi vệ sinh, để mông bé luông thoáng mát. Và bên cạnh đó, bạn cần sử dụng tã lót ít sử dụng chất tạo mùi, ít hóa chất và nhớ phải thay tã thường xuyên.

Xem thêm: Trẻ chậm nói: nguyên nhân và cách khắc phục

3. Rốn lồi

Đây cũng là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi rốn của trẻ bị lồi các mô sẽ phình ra ở tại khu vực quanh rốn, rốn lồi ra khá rõ, trẻ sẽ không hề bị đau đâu nhé, nên các mẹ không phải quá lo lắng.

+ Nguyên nhân: với hiện tượng này là do thoạt vị rốn khiến cho 1 phần nội tạc rời khỏi vị trí ban đầu, bệnh này thường hay gặp ở trẻ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân.

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn (Ảnh minh họa)

+ Trẻ bị lồi rốn có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị lồi rốn không có gì đáng lo ngại, bởi với căn bệnh này có thể sẽ tự khỏi, cơ thể của trẻ sẽ dần thích nghi và trở lại trạng thái bình thường. Bệnh này chỉ nguy hiểm nếu một phần của ruột lồng vào bên trong khối thoát vị và bị nghẹt không hề nhụ động ra bên ngoài, máu không được lưu thông, lâu ngày sẽ khiến cho trẻ bị hoại tử phần ruột, và thậm chí còn bị nhiễm trùng ở phần ổ bụng. Với biểu hiện của tình trạng này là trẻ sẽ bị đau bụng, quấy khóc, nôn mửa, và khi đó cha mẹ cần phải đưa trẻ tới bệnh viện để cấp cứu ngày.

+ Cách điều trị tình trạng lồi rốn ở trẻ:

Nếu bệnh mà không tự lành thì mẹ cũng không nên tác động gì tới vùng này hoặc áp dụng những biến pháp dân gian như sử dụng đồng xu dán lên vùng thoát vị vì rồn sẽ rất nguy hiểm. Đây cũng chính là vùng nhạy cảm trên cơ thể của bạn phải cẩn thận.

Sau 3-4 năm mà hiện tượng này không biến mất thì bạn có thể đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra, bác sĩ sẽ đẩy khối thoát vị đó vào trong ổ bụng cho trẻ 1 cách dễ dàng nhất. Đối với những khối thoát vị lkowns, khiến cho trẻ bị đau sẽ phải can thiệp bằng việc phẫu thuật, bố mẹ cần phải đưa trẻ tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

4. Bệnh tưa lưỡi

+ Triệu chứng: Lưỡi của trẻ nhỏ xuất hiện tất cà các mảng trắng, hoặc những vết loét nhỏ khiến cho trẻ biếng ăn, lười bú. Tất cả các vết tưa lưỡi có thể sẽ phát triển sang một dạng niêm mạc má, vòm miệng làm cho trẻ bị đau đớn.

+ Nguyên nhân: do nấm, vi khuẩn, virus.

+ Hướng dẫn cách điều trị:

* Đối với trường hợp nhẹ: nếu trẻ mới bị thì mẹ có thể đánh tưa lưỡi cho trẻ bằng cách sau:

- Rửa thật sạch tay bằng dụng dịch sát khuẩn nhằm đảm bảo vô trùng

- Cho trẻ nằm cố định ở trên giường hoặc bế trẻ nếu như trẻ không chịu hợp tác

- Sử dụng các miếng gạt mềm quấn quanh phần đầu ngón tay trỏ một lượt hoặc đeo miếng gạc tưa lưỡi dưới dạng ống vô trùng.

- Nhúng ngón tay có gạc vào trung dung dịch Nystatin 500.000 đơn vị mà được pha sẵn chuẩn bị trước đó rồi chạm nhẹ vào môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng. Đưa thật nhẹ nhàng tay có quấn gạc vào mặt trên của lưỡi, lau từ trong ra ngoài một lượt rồi thay miếng gạc khác, lặp lại với lần thứ 2 nếu như trẻ có nhiều mảng tưa lưỡi.

- Cần thay miếng gạc khác để lau mặt trong cả 2 bên má, ở trên vòm miệng, vùng nướu với tất cả các vị trí khác ở trong khoang miệng của trẻ.

* Điều trị cho trẻ bằng thuốc: Với tình trạng của trẻ nghiêm trọng, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để kiểm tra, họ sẽ kê theo đơn thuốc để điều trị cho trẻ.

+ Cách phòng tránh: Bạn nên rơ lưỡi mỗi ngày cho trẻ, nhằm đảm bảo trẻ được vệ sinh răng miệng thất nhé.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh nổi kê thì tắm nước lá gì và cách chăm sóc

5. Nhiễm trùng đường hô hấp

+ Biểu hiện: trẻ sẽ bị sốt, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, trẻ khò khè. Nếu trẻ bị nặng thì trẻ sẽ thở nhanh, sốt cao, bị co giật, người tím tái.

+ Nguyên nhân: do bị nhiễm lạnh, bị ô nhiễm không khí hoặc lây từ người khác.

Trẻ bị viêm đường hô hấp

Trẻ bị viêm đường hô hấp (Ảnh minh họa)

+ Về cách phòng ngừa: Đây chính là căn bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, nên các mẹ cần phải chú ý với một số biện pháp phòng ngừa bệnh cho trẻ như sau:

- Sắp xếp không gian phòng ở: phòng của trẻ luôn được dọn dẹp thật sạch sẽ và gọn gàng.

- Lưu ý khi sử dụng máy điều hòa: Điều chỉnh ở nhiệt độ từ từ 25-26 độ C và phải nhớ tắt máy lạnh trước khi trẻ rời khỏi phòng 30 phút để cơ thể của trẻ không bị chênh lệch về nhiệt độ quá đột ngột nhé. Có một số cách để kiểm tra về nhiệt độ phòng của trẻ khá phù hợp đó chính là sờ vào sau gáy và lưng trẻ, nếu thấy trẻ không bị toát mồ hôi và ngủ ngon thì nhiệt độ của phòng khá phù hợp.

- Về dinh dưỡng: các mẹ cần cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cho trẻ bằng việc cho trẻ bú đủ lượng sữa trong ngày, bổ sung với các loại thực phẩm giúp tăng cười vitamin, DHA, dễ dàng tiêu hóa. Nếu trẻ đã được bước vào giai đoạn ăn dặm thì mẹ cần cân đối về thực đơn nhằm đảm bảo đầy đủ về chất dinh dưỡng cần thiết nhất cho cơ thể.

- Chăm sóc mũi: Mẹ cần vệ sinh mũi giúp trẻ thông thoáng đường thở bằng tất cả các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước biển sâu đảm bảo an toàn. Các mẹ không được sử dụng những loại nước theo truyền miệng như: nước ép tói, hành để nhỏ vào mũi của trẻ bởi có thể sẽ gây tình trạng bỏng niêm mạc mũi của trẻ khiến cho trẻ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp càng trở nên nghiêm trọng hơn.

6. Bệnh nấc cụt:

+ Về triệu chứng: Trẻ bị nấc cụt liên tục có thể bị nấc hơn 3 lần/ngày, với mỗi lần kéo dài tầm 3 phút.

+ Nguyên nhân: Đây là một trong những hiện tường thường hay xảy ra, đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến như sau:

- Trẻ bú quá no, trẻ nuốt phải nhiều không khí đặc biệt do bú bình. Bởi khi bú bình không đúng cách sẽ khiến cho trẻ nuốt phải một lượng khí đáng kể vào trong dạ dày, khi đạt tới một ngưỡng chịu đựng của dạ dày sẽ tạo ra kích thích khiến cho cơ hoành bị co thắt và sinh ra tiếng nấc ở trẻ.

- Bị trào ngược dạ dày: Khi xuất hiện nấc cụt có thể là do axit ở trong dạ dày đang đi ngược vào thực quản, và đây cũng là nguyên nhân khá phổ biến bởi cơ quan hệ tiêu hóa của dạ dày chưa được hoàn thiện.

- Về nhiệt độ thay đổi: Khi nhiệt độ thay đổi đột ngột, không khí lạnh đi vào trong phổi, với điều này có thể sẽ tạo ra tiếng nấc ở trẻ.

+ Về cách điều trị:

- Cho trẻ bú sữa: đối với trẻ trong 6 tháng đầu ngoài sữa không nên cho trẻ uống thêm bất kể thứ nước nào khác. Trong suốt thời gian này, trẻ sẽ bị nấc bạn nên cho trẻ bú sữa. Với trẻ ăn dặm, bạn cũng có thể từ từ cho trẻ uống thêm nước. Đây cũng chính là một trong những cách chữa nấc ở trẻ khá hiệu quả.

- Sử dụng tay bịt 2 lỗ tai hoặc hai hoặc 2 cánh mũi của trẻ: bạn cũng có thể sử dụng 2 ngón tay bịt 2 bên lỗ tai của trẻ trong khoản nửa phút. Sau đó bạn thả tay và khép hai cánh múi song song với việc bịt miệng của trẻ lại, bạn thực hiện với động tác ngày từ 10-15 lần. Với cách làm này cho cơ hoành bị căng cứng nên không bị co lại giúp cho việc làm ngằng các cơn nấc.

- Khóc: với việc khóc sẽ làm giãn hệ thần kinh thực quản và cắt được các kích thích lên cơ hoành của trẻ.

- Vỗ lưng: trẻ có thể nằm hoặc được bế dựa vào người, mẹ sử dụng bàn tay chụm lại vỗ nhẹ nhàng và đặt áo khoác lên trên lưng trẻ, với cách này giúp cho trẻ tránh được tình trạng bị trào ngược dạ dày và giúp trẻ bị ơ hơi thoát ra ngoài.

- Ăn đường: Cũng giống với người lớn, tất cả các hạt đường khi đi vào đường hầu họng sẽ giúp kích thích niêm mạc dạ dày, nhưng cách này thường chỉ áp dụng cho trẻ lớn, không được sử dụng cho trẻ nhỏ.

- Mật ong: Chỉ cần cho một vài giọt mật ong cũng giúp cho trẻ hết nấc, và chú ý khi sử dụng bởi trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi thường hay bị dị ứng với mật ong.

- Thay đổi về tư thế cho trẻ bú: Khi trẻ đang bị nấc nhiều sau khi bú bình, bạn cần thay đổi về tư thế của trẻ để tránh không khí tràn vào.

- Nếu các mẹ đã bị áp dụng tất cả các cách ở trên mà trẻ vẫn khôn hết nấc cụt thì các mẹ hãy cho trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra và xem xét thật kỹ lưỡng nhé.

7. Chàm Eczema – Bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh khá nguy hiểm

+ Về triệu chứng: da bị khô, nổi từng mảng, bị ngứa, mụn nước, bị kích ứng mỗi khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoa, nước bọt hoặc tất cả các loại chất tẩy rửa khác. Tất cả các mảng chàm hay gọi là bớt này sẽ xuất hiện tại mặt, đầu, chân tay và sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.

+ Nguyên nhân: do ảnh hưởng của di truyền, tăng tiết bã nhờ, do trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, lông của vật nuôi, hóa chất.

Trẻ bị mắc bệnh Eczema

Trẻ bị mắc bệnh Eczema (Ảnh minh họa)

+ Cách điều trị:

- Bố mẹ cần tạo ra cho trẻ về không gian sống sạch sẽ, không bị khói bụi, phấn hoa hay lông vật nuôi.

- Không được sử dụng xà phòng, sữa tắm với độ kiềm mạnh, chất tẩy rửa hoặc bất kể thứ gì có thể gây ra kích ứng da.

- Không nên cho bé tắm nhiều bởi da của trẻ sẽ bị khô.

Xem thêm: Chân vòng kiềng: Một số biểu hiện bất thường ở chân của trẻ

8. Bị nghẹt mũi và hắt hơi

Tình trạng nghẹt mũi là tình trạng tại khoang mũi có dịch nhầy làm ngăn bịt khiến cho khoang mũi bị nghẹ tắc nghẽn làm cản trở về đường di chuyển của không khí trong suốt quá trình hô hấp. Nghẹt mũi cũng có thể không khiến cho trẻ bị chảy nước mũi, bởi dịch nhầy xuất hiện tại sâu bên trong nhưng sẽ khiến cho trẻ khó thở, quấy khóc, và đặc biệt khi nằm ngủ và ăn uống. Khi trẻ bị nghẹt mũi trẻ thường hay bỏ ăn và đòi bế liên tục.

Dấu hiệu phổ biến nhất của trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là sổ mũi, thở khò khè, quấy khóc. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khá dễ chuyển thành tình trang bị ho có đờm, do trẻ còn quá nhỏ nên không biết được việc khạc đờm ra ngoài và dẫn tới tình trạng ho khan, nôn trớ, bị viêm họng,…

+ Nguyên nhân: trẻ bị cúm, cảm lạnh, bị dị ứng với một số loại mùi, thực phẩm, phấn hoa hoặc trẻ tiếp xúc với khói bụi.

+ Cách phòng tránh bệnh:

- Vệ sinh nhà cửa, không gian sống thật sạch sẽ.

- Giữ ấm cho trẻ thật cẩn thận, nếu cứ để trẻ nằm điều hòa thì mẹ cần phải bổ sung về độ ẩm cho không khí.

- Vệ sinh điều hòa thường xuyên để không khí không bị ô nhiễm.

- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với mùi dễ bị kích ứng, không được cho trẻ chơi vần với động vật.

- Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng.

9. Trẻ bị táo bón

+ Triệu chứng: Trẻ trên 1 ngày mới đi nặng, phân rắng, phải tốn mất nhiều thời gian để đi vệ sinh.

+ Nguyên nhân: Do mẹ ăn nhiều đồ cay, nóng mỗi khi cho con bú hoặc sử dụng sữa công thức chưa đúng cách.

+ Cách phòng tránh: Cần phải điều chỉnh lại thực đơn ăn uống của mẹ, lựa chọn những loại công thức mang tính chất mát như loại sữa NAN cũng là sự lựa chọn hoàn hảo đó.

Trẻ sơ sinh đau bụng đi ngoài

Trẻ sơ sinh đau bụng đi ngoài (Ảnh minh họa)

11. Trẻ bị tiêu chảy

+ Về triệu chứng: trẻ đi ngoài nhiều, phân lỏng, có mùi tanh, trường hợp nặng hơn có kèm theo máu nữa.

+ Nguyên nhân: Do mẹ ăn phải nhiều loại thực phẩm có tính hàn hoặc trẻ bị mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa.

+ Cách điều trị: Mẹ cần thay đổi lại các loại thực đơn mỗi ngày, sau khi đã thay đổi, tình hình không cải thiện thì mẹ cần phải đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám cụ thể.

12. Trẻ bị nôn trớ

+ Triệu chứng: Đây chính là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh trong những tháng đầu, sau khi trẻ được bú mẹ xong, thường hay bị trớ ra sữa có màu trắng, vàng hoặc sữa vón cục.

+ Nguyên nhân: Mẹ cho trẻ bú sai tư thế, đặt bé nằm ở ngay sau khi bú hoặc để trẻ ăn quá no. Có một số trường hợp là do trẻ chậm nhu động ruột, bị mắc bệnh viêm đường hô hấp.

+ Cách điều trị bệnh:

- Mẹ cần tìm hiểu lại các cách cho trẻ bú đúng nhất, mẹ cũng cần nhớ không được để trẻ bú hoặc ăn ở những tư thế nằm nhé, mà thay vào đó bạn cần cho trẻ bú ở trong tư thế ngẩng cao đầu.

- Và ngoài ra, sau khi cho trẻ bú xong thì mẹ không được đặt bé nằm ngay, trẻ cần được bé cao đầu trong vòng 15-20 phút và vỗ lưng cho trẻ ợ hơi, rồi mới cho nằm nghiêng bên trái và được kê cao gối.

- Nới lỏng quần áo cho trẻ, không được quấn tã bỉm cho trẻ quá chật.

- Thêm vào đó, mẹ cũng không nên ép cho trẻ ăn bởi sẽ làm cho trẻ sợ hãi và nôn trỡ ra nhiều hơn.

13. Trẻ bị rôm sẩy

+ Triệu chứng: có xuất hiện mụn nước li ti ở mặt, cánh tay, lưng và phần cổ của trẻ.

+ Về nguyên nhân: do trẻ tiết ra khá nhiều mồ hôi nhưng không thể thoát hết ra được, đây cũng chính là những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh vào các ngày hè.

+ Cách điều trị:

- Điều trị với phương pháp điều hòa không khí: Với căn phòng của trẻ cần một không gian thông thoáng, nếu phòng bí thì hãy sử dụng điều hòa, máy lạnh, quạt điện. Và bên cạnh đó mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, không được ủ trẻ quá kỹ hoặc mặc quần áo quá nhiều.

- Sử dụng kem trị rồm sẩy: Lựa chọn với những loại sản phẩm lành tính, không gây ra kích ứng da với trẻ.

- Tắm giặt cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày: Sử dụng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh, hoặc tắm bằng những bài thuốc dân gian như: lá chè xanh, lá khế, mướp đắng,….

14. Trẻ bị vàng da

+ Triệu chứng của bệnh: vàng da đâm xuất hiện khá sớm, và không hết vang sau 1 tuần đối với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ non tháng; với mức độ vàng da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân của trẻ và kể cả kết mạng mắt. Bên cạnh vàng da có xuất hiện thêm các triệu chứng khác như: trẻ lừ đừ, trẻ bỏ bú, trẻ bị co giật,…

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

+ Nguyên nhân: Do bị tích tụ của bilirubin, là một loại chất có màu vàng và được sinh ra mỗi khi các tế bào hồng cầu đang bị phá vỡ cần phải giải phóng ra. Với hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ sơ sinh bởi trẻ có lượng tế bào hồng cầu khá cao, tất cả các tế bào này thường bị phá vỡ và được thay đổi mới. Mà trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ để thanh lọc hết bilirubin ra khỏi máu bởi vậy gây ra tình trạng trẻ bị vàng da.

+ Cách điều trị: Phần lớn căn bệnh này sẽ tự khỏi sau 1 thời gian, nhưng với trường hợp mức bulirunbin quá cao thì cần phải can thiệp y tế, hiện nay có 2 phương pháp: chiếu đèn năng lượng và truyền máu.

Qua bài viết trên bạn đã nắm bắt được một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh cần phải chú ý rồi phải không? Mong rằng với những thông tin mà gia đình FaGoMom đã chia sẻ trên đây sẽ mang lại lợi ích vàng cho các mẹ trong suốt quá trình chăm sóc trẻ.

Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng: Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00

Chủ nhật : 8:00 - 11:30

Kết nối với chúng tôi:

- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

star star star star star

5/5 (1 Review)

Điều Dưỡng Viên Đoàn Thị Hồng Nhung

Điều Dưỡng Viên Đoàn Thị Hồng Nhung

Y Sỹ - Trung Cấp

Bằng cấp/chứng chỉ:

Cử nhân ngành Điều dưỡng, trường Trung cấp kỹ thuật Y-Dược Hà Nội    

Số năm kinh nghiệm: 03 năm

gallery
gallery
gallery
gallery
gallery

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

CHỌN DỊCH VỤ

img
DỊCH VỤ THÔNG TẮC TIA SỮA

Hiện nay, với dịch vụ thông tắc sữa tại nhà đã trở thành một loại dịch vụ cao cấp, đang được các mẹ đặc biệt quan tâm, bởi tình trạng tắc tia sữa sau sinh khá phổ biến. Với việc thông tắc tia sữa sẽ giúp các mẹ nhanh chóng thông tia sữa, giảm bớt các cơn đau cương cứng tại vùng bầu vú, đảm bảo cho nguồn sữa về đều cho bé bú.

Xem thêm >
img
DỊCH VỤ TẮM BÉ TẠI NHÀ

Việc tắm cho trẻ sơ sinh thường xuyên là một trong những cách tốt nhất nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé yêu tránh khỏi các nguy hiểm ở bên ngoài tác động vào. Bởi vậy, nhu cầu tắm cho trẻ sơ sinh ngày càn lớn, với dịch vụ tắm cho trẻ sơ sinh tại của FaGoMom cung cấp tới các mẹ không cần phải lo nghĩ về chuyện massage và tắm cho con yêu của mình.

Xem thêm >
img
DỊCH VỤ CHĂM SÓC MẸ SAU SINH

Gói dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tp.Hồ Chí Minh chỉ 99k/buổi của FaGoMom chuyên nghiệp, Dịch Vụ Hoàn Hảo, mang đến sự an toàn, cảm giác yên tâm cho mẹ và bé.

Xem thêm >
img
DỊCH VỤ BƠI THỦY LIỆU CHO BÉ

Bạn là người mẹ thông thái, đang muốn tìm kiếm dịch vụ bơi thủy liệu cho bé (baby fload) đảm bảo uy tín và chất lượng.

Xem thêm >

YÊU CẦU TƯ VẤN

Loading

fagomom

Bảo đảm chất lượng

Sản phẩm bảo đảm chất lượng

fagomom

Miễn phí giao hàng

Cho đơn hàng từ 2 triệu đồng

fagomom

Hỗ trợ 24/7

Hotline: 0911002444

fagomom

Đổi trả hàng

Trong vòng 7 ngày

chi nhánh

Chi nhánh Fagomom

Cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại Fagomom

fagomom

01

523a Đỗ Xuân Hợp, khu dân cư Gia Hoàng, phường Phước Long B, Q9, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

02

561/39 Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

03

43 Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

04

56/2 đường 494 Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

05

51/2b Ấp Mỹ Huệ 7, xã Tân Huân, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

06

17 Nguyễn Sỹ Sách, phường 15, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

07

26/1 Nguyễn Minh Hoàng, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

08

Chung Cư Prosper Plaza, Phan Văn Hớn, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

09

101 Văn Thân, phường 8, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

010

179 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

011

Đường Bà Thau, huyện Tân Kiên, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

012

Chung Cư Tecco Green Nest, Phan Văn Hớn, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

013

675 Nguyễn Kiệm, phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

014

75/13 Hiệp Thành 45, q12, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI FAGO GROUP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0108755817

Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội Cấp ngày 29/05/2019

Địa chỉ: 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: 0911.648.486

Email: fagomom89@gmail.com

FaGoMom – “Nâng niu bé – Thấu hiểu mẹ”

Hồ Chí Minh :

Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

26/1 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình

Hà Nội :

2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội

183 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

0911002444

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00 Chủ nhật : 8:00 - 11:30

KẾT NỐI VỚI FAGOMOM.VN

Fanpage

Công Ty TNHH Giải Pháp Thương Mại FAGO GROUP 2021 . Design web and SEO by FAGO AGENCY