Hotline tư vấn
0934.812.773
Hoặc để lại số điện thoại để https://fagomom.vn gọi lại trong ít phút
Chân vòng kiềng, hay chân cong đi chụm hai đầu gối vào nhau,… đó chính là một trong những hiện tượng bất thường ở trẻ nhỏ nhưng lại khá phổ biến. Vậy biểu hiện của chân vòng kiêng đó như thế nào? Các mẹ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây được gia đình FaGoMom chia sẻ chi tiết nhé.
Có rất nhiều cha mẹ, đặc biệt với người lần đầu làm cha mẹ, luôn cảm thấy lo lắng mỗi khi nhận con của mình lúc mới được sinh ra sao lại trong tình trạng có vẻ không giống với bình thường. Có em bé bị chân cong vòng ra ngoài, có bé thì chân cong vào trong, rồi có bé lại quặp ngón chân lại với nhau.
Thực chất, chân cong sinh lý là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, chỉ tình trạng hai chân của trẻ bất đối xứng với nhau. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do tư thế của trẻ nằm mỗi khi còn ở trong bụng mẹ, với tình trạng này sẽ được cải thiện khi trẻ biết đi và chân sẽ trở nên bình thường khi trẻ được 3-4 tuổi. Bởi vậy, các cha mẹ cũng không nên quá lo lắng con mình có những biểu hiện bị cong chân như dưới đây:
Khi mới được sinh ra, hầu như tất cả các trẻ sơ sinh đều có chân vòng kiềng, đó chính là tình trạng chân bị cong ra ngoài, tức là 2 đầu gối cách xa nhau, trong khi hai mắt cá chân lại ở gần nhau.
Chân vòng kiềng (Ảnh minh họa)
Thường, các bé sơ sinh bị chân vòng kiềng thường không cần điều trị, bởi vậy chân của trẻ sẽ bắt đầu duỗi thẳng mỗi khi con biết đi, thường từ 12-18 tháng tuổi. Với những trẻ trên 2 tuổi mà vẫn bị vòng kiềng thì cha mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để khám và điều trị kịp thời.
Bàn chân thẳng chính là hiện tượng mỗi khi vòm ở lòng bàn chân bị thẳng, nghĩa là toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên. Đây chính là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Chúng không hề gây ra đau đớn hay có hại gì, và nó sẽ rự động biến mất khi xương và cơ bắp của trẻ bắt đầu phát triển và linh hoạt hơn nữa.
Bàn chân thẳng (Ảnh minh họa)
Đầu gối bị khuỳnh vào là một trong những tình trạng chân trái ngược với chân vòng kiềng. Tức là chân của trẻ sơ sinh sẽ bị cong vào, hai phần đầu gối sẽ chạm vào nhau và hai mắt cá ở trong của bàn chân sẽ cách xa nhau.
Đầu gối khuỳnh (Ảnh minh họa)
Nhưng trên thực tế, với tình trạng này sẽ biến mất khi trẻ được 7-8 tuổi. Nhưng, nếu sau một khoảng thới gian này mà chân con vẫn không thay đổi về hình dạng thì có thể đó là một trong dấu hiệu của một căn bệnh tiềm ẩn, cha mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ.
Đây là một trong những hiện trẻ sơ sinh quặp ngón chân của trẻ vào trong lòng bàn chân giống như một con chim đang quặp móng của mình vào trong một cành cây. Hiện tượng này được xem là một trong những hiện tượng bình thường và nó sẽ mất dần mỗi kih trẻ bắt đầu đi học. Song, đôi khi, cho dù đã lớn, trẻ cũng không bỏ được các thói quen nay. Bởi vậy, cha mẹ hãy theo dõi con và tham khảo ý kiến của các bác sĩ nếu thấy cần thiết.
Ngón chân quặp vào trong (Ảnh minh họa)
Ngón chân cái của trẻ sơ sinh có thể bị xoắn, vẹo sang một bên, với vấn đề này trẻ cũng sẽ tự khắc phục được theo thời gian. Thùy thuộc vào nó không gây ra đau đơn gì nhưng một số trẻ có thể cảm thấy khó chịu ở đầu gối hoặc hông.
Cho dù với bất kể biểu hiện này bin chân cong ở trẻ sơ sinh đều khá phổ biến, và nó sẽ tự biến mất khi trẻ đã lớn dần lên, nhưng cha mẹ cũng nên đi tham khảo ý kiến của bác sĩ khi thấy con mình còn thêm các biển hiện lạ, hoặc các tình trạng chân không được cải thiện theo thời gian. Bởi, xương ở mỗi người là khác nhau và cấu trúc xương chân cong cũng được xem là biểu hiện của một số bệnh lý.
Trên đây là một trong những biểu hiện về chân cong ở trẻ sơ sinh, mà chúng tôi đã tổng hợp lại, mong rằng với những biểu hiện này sẽ là kinh nghiệm quý báu của các mẹ trong việc chăm sóc cho con trẻ nhà mình. Chúc các mẹ có bí kíp chăm con tốt!
Xem thêm: Rửa mũi cho bé sai, mẹ ân hận
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
Công Ty TNHH Giải Pháp Thương Mại FAGO GROUP 2021