Hotline tư vấn
0934.812.773
Hoặc để lại số điện thoại để https://fagomom.vn gọi lại trong ít phút
Hiện nay, với phương pháp sinh mổ đã mang lại cho các mẹ bầu và bác sĩ một công nghệ hoàn toàn mới, giảm thiểu rủi ro trong phương pháp thai quá lớn và ngôi thai ngược. Vậy phương pháp sinh mổ này có những điều gì đáng lưu ý? Bạn cùng gia đình FaGoMom tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thực chất, không hề có phương pháp sinh đẻ nào đảm bảo an toàn tuyệt đối, mặc dù đó là sinh con thuận tự nhiên hay sinh mổ, ông cha ta có câu nói “Người chửa cửa mả”. Với công nghệ tiên tiến hiện nay của y học đã phát triển, khả năng rủi ro đã ít hơn, việc xử lý có vấn đề phát sinh nhanh và hiệu quả hơn.
Lựa chọn phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn (Ảnh minh họa)
Việc lựa chọn sinh mổ mẹ cũng có thể lựa chọn ekip mổ, với kinh phí có thể cao hơn nhưng cũng có phần yên tâm hơn. Lựa chọn sinh mổ, mẹ sẽ được bệnh viện để chăm sóc vết mổ ổn định mới được về nhà. Về cơ bản, phương pháp sinh mổ đã được các bác sĩ chỉ định là phương phpas tốt nhất giúp em bé chào đời, đó cũng chính là biện pháp an toàn nhất.
Xem thêm: Bí quyết sinh con thường không đau
Mẹ bầu có thể tìm hiểu về 2 phương pháp sinh mổ là: sinh mổ ngang và sinh mổ dọc, với mỗi phương pháp đều mang cho mình một ưu điểm và nhược điểm riêng biệt.
a – Phương pháp sinh mổ theo chiều dọc:
Đối với phương pháp này thì bác sĩ sẽ mổ từ từ vị trí ở dưới rốn cho tới vùng xương mô, đi qua các lớp mỡ, với phần cơ bụng theo một đường dọc dài. Cách này sẽ thuận lợi hơn cho các bác sĩ, bởi nếu mổ quá nhr thì có thể mở rộng vùng cần mổ bằng cách vòng lên phía trên đường rốn.
+ Ưu điểm: Với cách mổ này khá thuận tiện, nhanh chóng chỉ mất ít thời gian, rất phù hợp với việc cấp cứu mổ sinh, có thể giúp mở rộng vùng cần mổ nếu có phát sinh về vấn đề bất thường trong khi sinh mổ và thai phụ sẽ không bị mất nhiều máu.
+ Nhược điểm: sinh mổ theo chiều dọc thì vết mổ thường không đẹp, vết mỏ dễ bị rách hoặc có biến chứng, để lại các vết sẹo lồi rõ hơn với sinh mổ theo chiều ngang.
Phương pháp sinh mổ ngang hay mổ dọc (Ảnh minh họa)
b – Phương pháp sinh mổ theo chiều ngang:
Phương pháp sinh mổ chiều ngang sẽ được nằm ở trên vùng xương chậu, ngang phần viền quần trong, vết mổ thường có chiều dài từ 10-12cm. Khi có trường hợp khẩn cấp cần mổ ngay thì chỉ cho phép mở rộng với vết mổ tối đa là 14cm, các bác sĩ sẽ mổ theo chiều ngang vởi phần lớp mỡ, và tiếp đó chuyển sang mổ chiều dọc của phần cơ và lớp màng cơ bụng, cho tới vùng tử cung sẽ chuyển lại thành mổ ngang. Với cách này sẽ giúp cho vết thương sẽ khó rách hơn bởi mổ zích zắc, cần phải qua nhiều khu vực hơn so với mổ dọc.
+ Ưu điểm: Cách mổ này mang lại tính thẩm mỹ cao hơn so với phương pháp mổ dọc, vết thương cũng ít bị rách hay gây biến chứng hơn so với mổ dọc.
+ Nhược điểm: Với phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian mổ hơn, không thể mở rộng được vết mổ úa lớn, có thể xuất hiện với cảm giác tê sau khi mổ cho dù vết thương đã lành từ rất lâu.
Đối với các bác sĩ sẽ lựa chọn về cách mổ nào còn tùy thuộc vào nguyện vong, và ý muốn của mẹ bầu hoặc các mức độ nghiêm trọng của việc sinh mổ thai nhi. Nhưng hiện nay, phần lớn các bác sĩ đề lựa chọn với phương pháp mổ ngang với tính ưu thể của chúng, ngoại trừ những trường hợp khẩn cấp thì áp dụng phương pháp mổ dọc.
Xem thêm: Cách phân biệt cơn gò chuyển dạ thật, giả như thế nào?
Trước khi đưa ra sự lựa chọn sinh mổ hay sinh thường thì chắc chắn mẹ bầu hiện đại đã tìm hiểu được khá nhiều thông tin xung quanh với phương pháp này. Biết trước các thông tin này, chuẩn bị sẵn sàn về tâm lý là một lợi thế trong phòng sinh cho các mẹ bầu.
a – Nên mổ đẻ vào tuần thứ bao nhiêu?
Mổ đẻ cần chủ động tới ngày thai nhi đã đủ ngày tháng, nghĩa là từ tuần thai thứ 38 – 40 tuần tuổi. nếu mổ lấy thai nhi mà còn quá non sẽ gặp các nguy cơ như: thai nhi dễ bị suy hô hấp, bị nhiễm trùng do sức đề khác kém hơn so với các đứa trẻ đủ tháng. Khi trẻ sinh non sẽ gặp khá nhiều biến chứng gây nguy hiểm như bệnh võng mạc sơ sinh, bị xẹp phổi,…
b – Thai nhi nặng bao nhiêu kg thì sinh mổ?
Thai nhi có cân nặng từ 3,8kg trở lên thì tất cả các bác sĩ đều khuyên mẹ bầu cần sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ bầu và bé. Đó cũng là phương pháp thông thường những có có khá nhiều trường hợp thai nhi 4kg nà vẫn sinh thường dễ dàng, cũng có mẹ bầu có cân nặng 3,5kg sẽ sinh mổ, tất cả sẽ đề dựa vào những yếu tố như sau:
+ Khung xương chậu của mẹ bầu
+ Cân nặng của thai nhi
+ Ngôi thai,….
Thắc mắc về sinh mổ của chị em phụ nữ (Ảnh minh họa)
c – Thụ tinh ống nghiệm sinh thường hay sinh mổ?
Do được thụ tinh ống nghiệm tức là con quý hiếm, bởi cha mẹ sẽ phải chờ đợi khá lâu thì mới có được một thiên thẩn nhỏ cho riêng mình. Bởi vậy, các bác sĩ sẽ khuyên các sản phụ lựa chọn sinh mổ, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cả mẹ và bé. Ngoài những lý do về tâm lý ở trên thì có các lý di chuyên mô như dưới:
+ Sinh mổ có thể chủ động về ngày giờ
+ Ít gặp ra tình trạng bị suy thai khi mổ chủ động
+ Mẹ bầu trên 40 tuổi mới có con đầu lòng cần được chỉ định để sinh mổ an toàn.
d – Sau khi sinh mổ có được ăn khoai lang không?
Không chỉ nên ăn và mẹ sau khi sinh mổ có thể sẽ ăn đều đặng mỗi ngày từ 1-2 củ để bổ sung co tất cả các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết nhất.
e – Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?
Về khoảng cách giữa 2 lần sinh mổ cần 2 năm trở nên, nhưng nếu không may có bầu trong vòng 1 năm đầu, mẹ bầu cần phải thường xuyên sau khi đi khám và xin các ý kiến về tư vấn của bác sĩ chuyên khoa bởi các nguy cơ về bục tử cung có thể sẽ xảy ra bất kể khi nào. Và đồng thời, sản phụ khoa cần phải theo dõi thật chặt chẽ và đặc biệt và những tháng cuối.
Xem thêm: Chăm sóc tầng hậu môn cho mẹ sinh thường như thế nào?
Sau khi đã được sinh mổ an toàn, thì chị em phụ nữ cần lưu ý về cách chăm sóc vết mổ những những điểm cần lưu ý dưới đây:
+ Sau khi sinh mổ 1 ngày: Tất cả các mẹ cần ngồi dậy và cố gắng đi lại nhẹ nhàng nhằm giảm các nguy cơ bị dính ruột và các hiện tượng về đầy bụng.
+ Nếu bị đau vết mổ thì các mẹ bầu có thể uống thuốc giảm đau theo sự chỉ định của bác sĩ, sử dụng các đai nịt bụng sau khi sinh để giúp cho bết thương đỡ đau hơn.
+ Cần ăn uống bình thường với một lượng ăn phù hợp nhất, tăng cường về tất cả các món ăn giàu lượng protein nhằm giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
Chăm sóc vết mổ sau sinh (Ảnh minh họa)
+ Bác sĩ sẽ rửa vết thương và dán lại bằng miếng dan chống thấm nước, tất cả các mẹ không được tự ý rửa các vết thương mà chỉ nên đế phòng khám để được rửa vết thương theo đúng cách, tránh không được cho vết thương tiếp xúc với nước.
+ Nếu thấy máu hay nước vàng chảy ra tới 1/3 vết thương hoặc có các cảm giác bị đau nhức nhiều cần phải đi thăm khám trực tiếp.
+ Khi các vết thương đã liên đa thì các mẹ cần sử dụng thuốc bôi ngoài da để giảm khả năng để lại seo từ vết thương.
+ Trong vòng 1 tháng sau khi đã sinh mổ thì các mẹ cần tuyệt đối làm việc nặng, những động tác mạnh làm căng cơ bụng và cần thận mỗi khi lái xe bởi điều này có thể sẽ khiến cho mẹ dễ bị đau tại vùng vết thương.
+ Sau khi đã sinh mổ được 3-6 tháng, lúc này vết thương đã khỏe hơn, mẹ bầu có thể làm các việc sinh hoạt như bình thường được.
+ Đối với những mẹ đang có ý định xông hơi đẻ làm liền cho vùng kín sau khi sinh mổ thì cần chú ý không được chườm nóng tại vùng vết mổ, và đặc biệt trong vòng 30 ngày đầu sau khi sinh mổ.
Xem thêm: Bụng bầu tụt xuống báo hiệu sắp sinh như thế nào?
Sau khi sinh mổ, điều quan trọng nhất chị em phụ nữ là chăm sóc vết mổ thật cẩn thận bởi nếu sinh thường thì chỉ đau 1 lần, còn sih mổ đau 2-3 lần sau đó.
+ Đối với ống thông tiểu:
Mặc dù các bác sĩ đã khuyến kích các mẹ cần ngồi dậy và vận động càng sớm càng tốt, nhưng việc đi lại có thể sẽ khó khăn bởi ống thông tiểu được đặt vào người cho đến hết ngày đầu sau khi mổ xong.
+ Đối với vết mổ:
Với một số mẹ bầu, vết mổ có thể sẽ tồn tại khá lâu, và thậm chí sau nhiều năm kéo dài. Nhưng với một số người khác thì vết mổ chỉ thuộc vào một dạng đường khâu mờ, và nếu không để ý khĩ thì bạn sẽ không nhận ra.
Với vết mổ sau 7 ngày, do các sẽo mổ được cắt ngang qua dây thần kinh cảm giác, bởi vậy tùy vào cơ địa của mỗi người, cảm giác đau tại vết mổ có thể sẽ kéo dài lâu hơn, và thậm chí có người vẫn cảm thấy bị đau sau 6 tháng.
Thêm vào đó, với loại thuốc Pitocin được biết đến giống như một loại thuốc thúc sinh, sử dụng để kích thích hoặc tăng cường với tất cả các cơn co thắt tại tử cung, thường được sử dụng tại các ca sinh thường. Trong đó, Pitocin cũng được tiêm cho mẹ trong suốt quá trình hồi sức trong tất cả các ca sinh mổ nhằm giúp cho tử cung co lại như cũ.
Chăm sóc sản phụ sau sinh (Ảnh minh họa)
+ Lần đầu tiên đi vệ sinh sau khi sinh:
Đi vệ sinh sau khi sinh có thể sẽ trở thành các cơn ác mộng của rất nhiều người. Nhưng bạn không phải qúa lo lắng và sợ hãi đâu, có nhiều mẹ vẫn có thể thoải mái ngay trong lần đầu tiên đi vệ sinh sau khi đã sinh mổ. Và biết đâu, bạn cũng thuộc vào tuýp người may mắn như thế.
+ Đi lại:
Trong suốt thời gian về hậu sản, việc đi lại chính là việc không cần phải phải kiêng cữ sau khi sinh mổ, theo các bác sĩ khuyến khích bạn cần đi lại nhiều hơn, để cho sản dịch có thể thoát ra được dễ dàng hơn. Nhưng trong giai đoạn này, bạn cũng không nên đi chơi xa bởi bạn sẽ rất dễ bị mất sức.
+ Gặp phải trục trặc về chuyện chăn gối:
Có nhiều chị em phụ nữ có cảm giác sợ hãi khi quan hệ sau khi sinh mổ. Nhưng thực tế, việc sinh mổ hầu như không hề tác động tới cô bé của bạn, và bạn vẫn có thể yêu chồng bình như bình thường ngay sau khi không còn còn cảm giác bị đau nữa.
+ Cảm giác về run rẩy:
Sau vài giờ sinh mổ, thuốc mê có thể sẽ hết tác dụng và có nhiều chị em phụ nữ không thể nào kiểm soát được cơn rét run về sinh lý.
+ Bị chảy máu sau khi sinh:
Cũng giống với trường hợp sinh thường, sản phụ sau khi sinh mổ sẽ bị ra máu tại vùng kín trong vài ngày hoặc vài tuần sau đó.
Hiện nay, trong việc sinh đẻ thì phương pháp sinh mổ sẽ mang lại khá nhiều sự lựa chọn cho các mẹ bầu. Các mẹ có thể lựa chọn sinh mổ chủ động hoặc theo phương pháp sinh con thường theo ý mình, đối với những trường hợp bác sĩ chỉ định sinh mổ thì nên tuân thủ để ránh các rủi ro cho cả mẹ và bé.
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
Công Ty TNHH Giải Pháp Thương Mại FAGO GROUP 2021