messenger

Chat Face

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0911002444
img

[Lời khuyên] Mẹ làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra máu

Bạn đang tìm mọi cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra máu, với tình trạng này mang lại khá nhiều nguy hiểm cho con yêu. Hãy trải nghiệm cùng chuyên gia FaGoMom.

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy bình thường đã là cho cha mẹ lo lắng rồi. Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra máu càng làm bố mẹ lo lắng và rối hơn. Với những thông tin chia sẻ từ các chuyên gia của FaGomom, qua bài viết dưới đây các mẹ sẽ không còn lo lắng nữa. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin bổ ích để tránh tình trạng con bị đi ngoài tiêu chảy nhé.

Các mức độ phân dính máu ở trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu

Khi phân của trẻ sơ sinh có dính máu là các dấu hiệu quan trọng giúp mẹ xem xét tình trạng sức khỏe và bệnh lý của trẻ. Vì lúc này cơ thể con lượng máu không nhiều nên việc con bị đi ngoài ra máu cũng nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến tình trạng mất máu và tử vong. Vì thế, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về cấp độ phân dính máu ở trẻ sơ sinh:

Mẹ dựa vào mức độ phân mà đánh giá bệnh của trẻ sơ sinh

Mẹ dựa vào mức độ phân mà đánh giá bệnh của trẻ sơ sinh

Mức độ nhẹ:

Đối với trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi, mà chỉ dính ở phân một ít. Đồng thời, bé vẫn rất năng động, da dẻ hồng hào. Những biểu hiện này thường xuất phát do bé bị táo bón khi ăn dặm với khẩu phần không đủ chất xơ, chất lỏng.

Mức độ vừa:

Khi trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy màu hồng do lẫn máu và mủ, trẻ đi phân lỏng nhiều lần nhưng vẫn rặn khi đi. Mẹ có thể chẩn đoán bé bị bệnh kiết lỵ, đây là căn bệnh nhiễm trùng đường ruột thường gặp ở trẻ sơ sinh. Nó gây nên tình trạng tiêu chảy có máu cùng nhầy. 

Mức độ nặng:

Đây là cấp độ nguy hiểm, bé đi ngoài ra máu nhiều, dính đầy lên phân, không cầm được máu, và bé quấy khóc, da dẻ nhợt nhạt. Khi xuất hiện hiện tượng này, mẹ hãy nhanh chân đưa bé đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để bác sĩ cầm máu, đưa ra phương pháp điều trị nhanh chóng nhất.

Xem thêm: #5+ cách kiểm tra phân trẻ sơ sinh đoán bệnh từ chuyên gia

Trẻ đi ngoài ra máu có nguy hiểm không

Trẻ đi ngoài ra máu là tình trạng có mức độ nguy hiểm và bất thường. Đa số các nguyên nhân gây ra tình trạng này là: polyp đại – trực tràng, thương hàn, viêm đại tràng amip..những điều này có khả năng gây ra biến chứng nặng nề.

Trong trường hợp do các nguyên nhân có mức độ nhẹ hơn như bệnh trĩ, thiếu vitamin K, ăn dặm không đúng cách, triệu chứng thường có tiến triển chậm. Tuy ở mức độ nhẹ nhưng nếu không xử lý sớm, trẻ mắc các bệnh lý này có thể đối mặt với một số hệ quả như suy dinh dưỡng, thiếu máu, mất cân bằng điện giải, chậm phát triển,…rất nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ.

Bởi vì thế, ngay sau khi nhận thấy triệu chứng bất thường, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám và điều trị. Đặc biệt không tự ý sử dụng thuốc hoặc các bài thuốc dân gian để chữa trị cho trẻ nhỏ.

Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường mẹ cho bé đi khám và điều trị kịp thời

Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường mẹ cho bé đi khám và điều trị kịp thời

Phân biệt tình trạng tiêu chảy ra máu với đi ngoài bình thường

Trong phần này, chuyên gia của FaGoMom chia sẻ với bạn về cách phân biệt tình trạng bị tiêu chảy ra máu so với đi ngoài bình thường. Các mẹ có thể dựa vào đó để theo dõi con mình và đưa ra hướng điều trị đúng nhất:

Tình trạng bé đi ngoài bình thường

Trẻ sơ sinh khi chào đời sẽ thải ra phân su. Phân su là chất thải được hình thành ngay từ trong bào thai, bao gồm các thành phần như dịch ối và chất nhầy. Đặc điểm của phân su là khó dai và dẻo, có màu xanh lá cây hơi ngả đen. Trẻ sơ sinh bình thường sẽ thải phân su trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, hoặc thậm chí ngay khi vừa mới sinh ra.

Khi trẻ đi đại tiện bình thường không được xác định cụ thể bằng một con số. Nếu được cho bú mẹ hoàn toàn, trẻ sơ sinh có thể đại tiện ít nhất 4 lần một ngày hoặc có thể khoảng 4 đến 5 ngày đại tiện 1 lần. Những lần đại tiện có thể thay đổi giữa các trẻ nhưng phân trẻ sơ sinh khỏe mạnh cần có màu vàng và mềm, trẻ tăng cân đều qua các tháng.

Đối với các trẻ lớn hơn hoặc được bú sữa công thức, số lần đại tiện cần đạt được ở mức đều đặn hằng ngày để hạn chế tình trạng táo bón. Mẹ thấy phân trẻ sơ sinh trở nên cứng và trẻ thường xuyên khóc thét khi đại tiện, bố mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám.

Bé đi tiêu phân có màu xanh đen, màu đỏ đậm là dấu hiệu bất thường

Bé đi tiêu phân có màu xanh đen, màu đỏ đậm là dấu hiệu bất thường

Tình trạng tiêu chảy ra máu

Bé đi ngoài ra máu được hiểu là tình trạng trẻ đai tiện ra phân có màu đen, màu đỏ đậm hoặc đôi khi là máu đỏ tươi. Đôi khi, trong phân đi kèm theo đàm nhớt, có bọt hoặc có mùi hôi bất thường

Khi bé đi tiêu có máu thường không xuất hiện đơn độc mà sẽ kèm theo các triệu chứng khác của đường tiêu hóa như đau quặn bụng, sưng nóng hậu môn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi...

Bé đi tiêu phân có máu là một biểu hiện bệnh nguy hiểm. Do đó, khi chăm sóc trẻ hằng ngày và phát hiện vấn đề thì phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, do đó, không để kéo dài vì bé có thể đối diện với các biến chứng nặng nề sau này.

Nguyên nhân gây hiện tượng tiêu chảy ra máu ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng tiêu chảy ra máu ở trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân khá phổ biến, các mẹ có thể tham khảo cụ thể để điều trị bệnh của trẻ được hiệu quả nhất:

Bệnh kiết lỵ

Theo các chuyên gia đánh giá kiết lỵ  là một trong những vấn đề tiêu hóa gây ra triệu chứng tiêu chảy kèm theo máu. Khi đường ruột bị nhiễm trùng thì bệnh phát sinh do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng và động vật nguyên sinh. Do đó, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh lỵ là amip Entamoeba histolytica và trực khuẩn Enterobacteria shigella.

Khi trẻ mắc phải bệnh kiết lỵ là một dạng nhiễm trùng có mức độ nghiêm trọng. Trong trường hợp cha mẹ không khắc phục sớm cho trẻ, trẻ có thể bị tử vong do vi khuẩn xâm nhập vào máu.

Ngoài tình trạng chung của tiêu chảy kèm theo máu, trẻ bị kiết lỵ có thể biểu hiện bởi một số triệu chứng khác như đi đại tiện nhiều lần (thường từ 4 lần trở lên), phân có lẫn dịch nhầy, bọt hơi, trẻ có xu hướng quấy khóc khi đại tiện,…

Trẻ bị kiết lỵ thường quấy khóc, đại tiện ra máu, bọt hơi, bụng đau quặn và buồn nôn

Trẻ bị kiết lỵ thường quấy khóc, đại tiện ra máu, bọt hơi, bụng đau quặn và buồn nôn

Polyp đại – trực tràng

Như chúng ta thường thấy Polyp đại - trực tràng là bệnh lý thường gặp ở người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế đã có ghi nhận một số ít trường hợp polyp tăng sản và polyp viêm xảy ra ở trẻ nhỏ. Hầu hết các dạng polyp này đều không có khả năng chuyển biến thành ung thư (khối u ác tính).

Một số trường hợp trẻ có thể xuất hiện polyp đại - trực tràng do béo phì, ăn nhiều chất béo, ít chất xơ và thu nạp hàm lượng thịt đỏ cao. Đa số các trường hợp xuất hiện polyp đại trực tràng đều không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Tuy nhiên khi kích thước polyp tăng lên, cha mẹ có thể nhận thấy trẻ đi ngoài có lẫn máu hoặc bị chảy máu trực tràng.

Bên cạnh đó một số loại polyp có khả năng tiết ra nước và muối, gây tiêu chảy kéo dài ở trẻ. Điều này có thể gây hạ kali huyết và làm mất cân bằng điện giải.

Đối với trẻ nhỏ nếu Polyp không được kiểm soát kịp thời có thể gây tắc ruột và đau bụng dữ dội. Vì thế,  nếu bạn nhận thấy trẻ đi ngoài ra máu, cần chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để thực hiện các chẩn đoán cần thiết.

Thiếu vitamin K

Đối với Vitamin K được biết đến là thành phần giữ nhiều vai trò trong cơ thể - trong đó có chức năng đông máu. Đây là loại vitamin này sản xuất một protein đặc hiệu nhằm thúc đẩy đông máu và hạn chế xuất huyết kéo dài.

Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng tình trạng thiếu hụt vitamin K xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 6 tháng tuổi vì lúc này nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ. Vì thế, khi trẻ có thể gặp phải tình trạng khó đông máu và làm phát sinh triệu chứng phân có lẫn máu bên trong.

Nếu trẻ thiếu vitamin K khiến máu khó đông

Nếu trẻ thiếu vitamin K khiến máu khó đông

Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn

Hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tiêu chảy, trong đó nhiễm vi khuẩn được đánh giá là nguyên nhân nghiêm trọng nhất. Bởi vì, vi khuẩn Clostridium, tụ cầu, Salmonella,… là những tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng tiêu chảy nhiễm trùng.

Đối với trẻ nhỏ và người già vì đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu nên bệnh lý này thường xảy ra.

Lồng ruột cấp tính

Chúng ta có thể hiểu lồng ruột cấp tính là tình trạng sức khỏe thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (phổ biến nhất là từ 4 tháng – 9 tháng tuổi). Đặc điểm của bệnh là: Bệnh xảy ra khi một đoạn ruột bị lộn ngược và chui vào không gian bên trong của đoạn ruột gần kề. Đặc biệt, lồng ruột có thể gây tắc ruột và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được khắc phục kịp thời.

Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ

Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ

Viêm túi thừa

Như chúng ta đã biết, viêm túi thừa là tình trạng một phần của đại tràng bị giãn, phồng và tạo thành các túi nhỏ bên trong. Hiện tượng này sau một thời gian thì các túi thừa này sẽ có xu hướng viêm, đỏ và gây đau.

Trong trường hợp viêm túi thừa xảy ra ở trẻ em, trẻ có thể gặp phải triệu chứng đau quặn bụng, ớn lạnh, buồn nôn, chướng bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Trong trường hợp túi thừa có dấu hiệu loét, trẻ có thể đi ngoài ra máu và lẫn với chất nhầy.

Viêm đường mật

Đối với, viêm đường mật là tình trạng đường mật bị nhiễm khuẩn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ cần biết những biểu hiện đặc trưng của bệnh là tình trạng đau hạ sườn, buồn nôn, rét run, sốt, nước tiểu vàng, ngứa toàn thân, khó tiêu,… Đồng thời, viêm đường mật do vi khuẩn dễ gây ra biến chứng, bao gồm: chảy máu đường mật, viêm gan, nhiễm khuẩn máu,…

Đặc biệt, khi xảy ra biến chứng, trẻ không chỉ gặp phải các triệu chứng nêu trên mà có thể đi ngoài ra máu, co giật, ngất xỉu,…

Cách điều trị khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra máu

Hầu hết các trường hợp trẻ đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy đều phải được điều trị tại các cơ sở y tế. Điều quan trọng nhất là nhanh chóng và kịp thời để tránh phát sinh biến chứng làm bệnh nặng hơn. Người quan trọng trong nhận định lúc này là Bác sĩ, cho các xét nghiệm để tìm nguyên nhân cũng như chỉ định các loại thuốc điều trị tình trạng phân có máu ở trẻ. Một số phương pháp điều trị thường gặp:

  • Cần phẫu thuật nếu nguyên nhân là lồng ruột, polyp to gây tắc ruột...

  • Cho bé dùng kháng sinh trong trường hợp có nhiễm trùng.

  • Để điều trị các triệu chứng đường tiêu hóa như dùng thuốc giảm đau (Paracetamol), thuốc chống nôn (Domperidon, Metoclopramide...), thuốc cầm tiêu chảy (Loperamid) hoặc thuốc bổ sung men vi sinh (Probio, Biolac...)

  • Lúc này các bạn cần bổ sung điện giải và nước với những trường hợp tiêu chảy kéo dài gây mất nước.

Mẹ cần lưu ý đến một số phương pháp điều trị

Mẹ cần lưu ý đến một số phương pháp điều trị

Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra máu, chắc chắn các bạn sẽ tìm mọi phương pháp để điều trị cho con yêu của mình. Điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Đáp ứng đủ nhu cầu nước hàng ngày (khoảng 2 lít nước). Ngoài việc cho trẻ uống nước lọc thì có thể bổ sung thêm nước trái cây, sữa, nước cơm, nước muối pha loãng…làm như thế vừa bù được lượng điện giải thiếu hụt.

  • Khi trẻ bị tiêu chảy nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin K (cần tây, súp lơ, cải bắp, củ cải, rau bina...) để hạn chế các rối loạn đông máu do thiếu loại vitamin này.

  • Cho trẻ ăn các loại thực phẩm bổ máu để bổ sung lượng máu mất do đi tiêu...

  • Khi cho trẻ ăn dặm cần nấu chín thực phẩm, chế biến ở dạng lỏng và mềm để giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa.

  • Khi trẻ bị tiêu chảy nên cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời điều trị.

  • Hạn chế thực phẩm chứa sữa, giàu chất béo và chất xơ... với những trẻ mắc bệnh Crohn.

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa.

  • Không cho trẻ ăn thức ăn cay nóng, sử dụng chất kích thích như cà phê, trà…

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa

Khi phát hiện dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa

Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy ra máu rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ, vì thế cha mẹ cần phát hiện sớm, nếu tính trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia bác sĩ chuyên ngành khám và có phác đồ điều trị thích hợp. FaGoMom luôn đồng hành cùng con yêu.

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

https://g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00

Chủ nhật : 8:00 - 11:30

Kết nối với chúng tôi:

- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/

- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

star star star star star

5/5 (1 Review)

Điều Dưỡng Viên Dương Lệ Ngân

Điều Dưỡng Viên Dương Lệ Ngân

Nữ Hộ Sinh - Trung Cấp

Cô Lệ Ngân - Điều dưỡng viên Fagomom: 6 năm kinh nghiệm, chu đáo, chuyên môn cao.

  • Bằng cấp/chứng chỉ:

Cử nhân ngành Điều dưỡng, trường Đại học Phương Đông

  • Điểm nổi bật:

- Chuyên môn cao với 6 năm kinh nghiệm tắm bé chuẩn y khoa tại nhà.

- Cô Ngân được nhận xét là chu đáo, chuyên nghiệp. Được nhiều bố mẹ yêu thích tại quận 12.

- Hỗ trợ thêm kiến thức cho bố mẹ trong việc chăm sóc bé sơ sinh.

* Chuyên môn:

- Tắm bé sơ sinh tại nhà.

gallery
gallery
gallery
gallery
gallery

THƯ VIỆN HÌNH ẢNH

CHỌN DỊCH VỤ

img
DỊCH VỤ THÔNG TẮC TIA SỮA

Hiện nay, với dịch vụ thông tắc sữa tại nhà đã trở thành một loại dịch vụ cao cấp, đang được các mẹ đặc biệt quan tâm, bởi tình trạng tắc tia sữa sau sinh khá phổ biến. Với việc thông tắc tia sữa sẽ giúp các mẹ nhanh chóng thông tia sữa, giảm bớt các cơn đau cương cứng tại vùng bầu vú, đảm bảo cho nguồn sữa về đều cho bé bú.

Xem thêm >
img
DỊCH VỤ TẮM BÉ TẠI NHÀ

Việc tắm cho trẻ sơ sinh thường xuyên là một trong những cách tốt nhất nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé yêu tránh khỏi các nguy hiểm ở bên ngoài tác động vào. Bởi vậy, nhu cầu tắm cho trẻ sơ sinh ngày càn lớn, với dịch vụ tắm cho trẻ sơ sinh tại của FaGoMom cung cấp tới các mẹ không cần phải lo nghĩ về chuyện massage và tắm cho con yêu của mình.

Xem thêm >
img
DỊCH VỤ CHĂM SÓC MẸ SAU SINH

Gói dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tp.Hồ Chí Minh chỉ 99k/buổi của FaGoMom chuyên nghiệp, Dịch Vụ Hoàn Hảo, mang đến sự an toàn, cảm giác yên tâm cho mẹ và bé.

Xem thêm >
img
DỊCH VỤ BƠI THỦY LIỆU CHO BÉ

Bạn là người mẹ thông thái, đang muốn tìm kiếm dịch vụ bơi thủy liệu cho bé (baby fload) đảm bảo uy tín và chất lượng.

Xem thêm >

YÊU CẦU TƯ VẤN

Loading

fagomom

Bảo đảm chất lượng

Sản phẩm bảo đảm chất lượng

fagomom

Miễn phí giao hàng

Cho đơn hàng từ 2 triệu đồng

fagomom

Hỗ trợ 24/7

Hotline: 0911002444

fagomom

Đổi trả hàng

Trong vòng 7 ngày

chi nhánh

Chi nhánh Fagomom

Cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại Fagomom

fagomom

01

523a Đỗ Xuân Hợp, khu dân cư Gia Hoàng, phường Phước Long B, Q9, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

02

561/39 Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

03

43 Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

04

56/2 đường 494 Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

05

51/2b Ấp Mỹ Huệ 7, xã Tân Huân, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

06

17 Nguyễn Sỹ Sách, phường 15, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

07

26/1 Nguyễn Minh Hoàng, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

08

Chung Cư Prosper Plaza, Phan Văn Hớn, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

09

101 Văn Thân, phường 8, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

010

179 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

011

Đường Bà Thau, huyện Tân Kiên, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

012

Chung Cư Tecco Green Nest, Phan Văn Hớn, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

013

675 Nguyễn Kiệm, phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

014

75/13 Hiệp Thành 45, q12, Thành phố Hồ Chí Minh

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 17:00

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP THƯƠNG MẠI FAGO GROUP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0108755817

Do Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội Cấp ngày 29/05/2019

Địa chỉ: 2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội, Việt Nam

Số điện thoại: 0911.648.486

Email: fagomom89@gmail.com

FaGoMom – “Nâng niu bé – Thấu hiểu mẹ”

Hồ Chí Minh :

Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

26/1 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình

Hà Nội :

2A/51/102 Hoàng Đạo Thành, Quận Thanh xuân, Hà Nội

183 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

0911002444

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00 Chủ nhật : 8:00 - 11:30

KẾT NỐI VỚI FAGOMOM.VN

Fanpage

Công Ty TNHH Giải Pháp Thương Mại FAGO GROUP 2021 . Design web and SEO by FAGO AGENCY