Hotline tư vấn
0934.812.773
Hoặc để lại số điện thoại để https://fagomom.vn gọi lại trong ít phút
Rửa nũi cho bé nhằm loại bỏ các dị vật, chất nhờn giúp bé thở dẽ dàng và thoải mái hơn, nhưng nếu làm không đúng cách sẽ gây ra xuất huyết não, hỏng niêm mạc mũi. Vậy rửa mũi cho bé như thế nào mới đúng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ? Cùng gia đình FaGoMom nghiên cứu ở bài viết dưới đây.
Mỗi khi thời tiết thay đổi, trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh thường có các nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp, đặc biệt bệnh mũi họng. Lúc này, các mẹ có thể rửa mũi cho trẻ để loại bỏ đi các dị vật, chất nhờn có trong mũi, giúp bé dễ thờ hơn. Và đồng thời, phòng ngừa các bệnh lây qua đường hô hấp và cũng như trị khỏi bệnh viêm mũi cho trẻ. Nhưng, theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều trường hợp mẹ rửa mũi cho bé sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường như: hỏng niêm mạc mũi, xuất huyết não,…
Rửa mũi sai cho bé, mẹ sẽ hối hận (Ảnh minh họa)
Sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi quá liều và không đúng theo chỉ định là một trong những sai lầm thường gặp ở rất nhiều bà mẹ mỗi khi rửa mũi cho trẻ. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ dưới 3 tuổi thường bị xuất huyết não do ngộ độc thuốc nhỏ mũi.
Trong thuốc nhỏ mũi có thành phần Naphazolin, có tác dụng làm co mạch tại chỗ, giảm bị sưng và sung huyết niêm mạc. Khi sử dụng có thể sẽ rất nhanh chóng giải quyết được các triệu chứng nghẹ mũi mỗi khi sử dụng, nhưng nếu sử dụng naphazolin không đúng cách sẽ dẫn tới ngộ độc, gây ra ức chế hệ thần kinh trung ương của trẻ, và có thể dẫn tới hôn mê.
Bác sĩ hướng dẫn cách rửa mũi cho bé đúng, an toàn (Ảnh minh họa)
Sợ mỗi khi hút mũi sẽ làm hại đến con, có nhiều bà mẹ sử dụng xi-lanh để bơm nước muỗi trực tiếp vào mũi của trẻ để làm sạch và cho rằng với cách này đảm bảo an toàn, không làm ảnh hưởng tới niêm mạc của trẻ bị sưng. Nhưng điều này lại hoàn toàn không đúng để áp dụng đâu nhé.
Thực tế, khi mẹ sử dụng xi-lanh để bơm nước muối trực tiếp sẽ sinh ra một áp lực khá lớn gây cho trẻ bị sặc. Đối với trẻ sơ sinh, phản xạ nuốt còn rất yếu nên rất dễ dẫn tới sặc nước vào phổi, và hơn nữa, phần đầu của xi-lanh có thể gây tổn thương tới niêm mạc ở mũi của trẻ.
Trước hết, bạn nên đặt bé nằm nghiêng đầu sang 1 bên sao cho phần đầu thấp hơn với phần chân. Nhẹ nhàng bóp 1-2 giọt nước muối vào mỗi bên mũi. Sử dụng khăn mềm thấm nước muối và phần dịch mũi chảy ra. Trong trường hợp dịch mũi của trẻ dày đặc thì mẹ có thể sử dụng dụng cụ hút mũi cho trẻ.
Các bác sĩ chuyên khoa nhi có khuyên, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì việc sử dụng thuốc nhỏ mũi sẽ làm co mạch máu để thông mũi là việc làm không nên. Bởi vậy, nếu có ý định vệ sinh mũi cho trẻ thì nẹ nên sử dụng nước muối sinh lý thông thường, với trường hợp trẻ bị nghẹt mũi nặng thì mẹ nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để có được lựa chọn loại thuốc hợp lý với độ tuổi của trẻ, bạn không nên tự ý mua thuốc ở ngoài sử dụng cho bé.
Rửa mũi cho bé đúng, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ (Ảnh minh họa)
Mỗi khi rửa mũi cho trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh thì mẹ không nên sử dụng xi-lanh, kể cả với trẻ nhỏ. Bạn nên sử dụng loại bình rửa mũi chuyên dụng với áp lực chuẩn được bán phổ biến tại các nhà thuốc, bệnh viện có uy tín.
Thực chất theo các khuyến cáo, thì mẹ không nên lạm dụng rửa mũi cho trẻ, chỉ nên áp dụng với trường hợp trẻ bị sụt sịt hoặc bị nghẹ mũi. Với những trường hợp thông thường, mũi của trẻ sẽ có cơ chế tự làm sạch riêng cho mình. Khi rửa mũi thường xuyên sẽ làm mất đi lớp nhầy tự nhiên tạo ra độ ẩm và làm ngăn gừa bụi bẩn ở trong khoang mũi, càng làm tăng nguy cơ gây khô mũi, viêm mũi, và thậm chí có nhiều trường hợp rửa mũi cho bé quá nhiều gây ra teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng tới chức năng khứu giác ở trẻ.
Thực vậy, đây là những kinh nghiệm quý báu của các mẹ trong gia đình FaGoMom đã tổng hợp lại, và chia sẻ cho mọi người cùng tìm hiểu, mong rằng với những chia sẻ này sẽ giúp ích phần nào trong việc chăm sóc con yêu của các mẹ.
Chúc các mẹ có bí quyết vàng cho tương lại con mình!
Xem thêm: Sinh con năm 2020 mệnh gì, có tốt không?
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
Công Ty TNHH Giải Pháp Thương Mại FAGO GROUP 2021