KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CƠ THỂ DÀNH CHO CÁC MẸ SAU SINH
Như trên, các mẹ đã biết được những ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể sau khi sinh. Chính vì thế, phải chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách, trong phần này FaGoMom đã tổng hợp đầy đủ:
6+ BƯỚC CHĂM SÓC DA VỚI MẸ SAU SINH:
Bạn cũng đã biết, sau sinh là thời điểm đặc biệt quan trọng và cần thiết. Bởi vậy phải có phương pháp chăm sóc mẹ và bé sau sinh thật hiệu quả. Dưới đây, FaGoMom tổng hợp 6 bước chăm sóc da cho mẹ sau sinh:
Bước 1:
Tắm bằng nước ấm và lau khô da để sạch các lượng dầu và chất bẩn sau sinh còn bám lại.
Bước 2:
Mỗi ngày uống ít nhất 8 ly nước, giúp hỗ trợ với tất cả các chức năng của cơ thể cũng như giúp ổn định về lượng hooc môn.
Bước 3:
Ăn các loại rau có nhiều màu xanh đậm như: rau bông cải xanh, xà lách rocket, rau cải xoăn và rau chân vịt. Chúng đều chứa khá nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết nhất cho sức khỏe của làn da.
Bước 4:
Sử dụng dầu vitamin E, dầu o-liu hoặc các loại bơ ca cao để lam giảm đi sự xuất hiện của tình trạng rạn da. Tránh tất cả các loại kem căng da có chứa đầy đủ các thành phận lạ. Bởi chúng có thể sẽ gây ra nguy hiểm nếu như bạn đang cho con bú.
Bước 5:
Dùng kem chống nắng mỗi khi ra đường để hạn chế tình trạng tác động của ánh nắng mặt trời. Giúp làm mờ đi các vết đốm sau khi mang thai khá hiệu quả. Không chi với việc chăm sóc da sau sinh đơn giản. Mà kem chống năng luôn mang một vai trò khá quan trọng. Đây là bước không thể thiếu với bất kể làn da nào.
Bước 6:
Điều quan trọng nhất không chỉ với làn da mà cả cả với sức khỏe mỗi ngày là giấc ngủ. Bởi vậy, bạn nên cố gắng ngủ đủ giấc mỗi khi có thời gian trống.
Trên đây đã tổng hợp 6 bước chăm sóc thiết yếu sau sinh cho làn da của mẹ. Bạn cần phải nắm kỹ để mang lại sức khỏe tốt nhất cho mình.
5+ BƯỚC CHĂM SÓC VÙNG KÍN SAU SINH:
Đối với phụ nữ sau khi sinh, vùng kín luôn ảnh hưởng khá nhiều. Bởi vậy các chị em cần phải theo dõi, và có chăm sóc vùng kín sau sinh đúng cách.
Bước 1: Bỏ băng vệ sinh:
Đối với băng vệ sinh bạn cần cởi bỏ từ trước ra sau. Nếu bạn cởi băng vệ sinh từ sau ra trước thì vi khuẩn từ vùng hậu môn ra vùng kín. Có như thế vùng kín sẽ rất dễ bị viêm nhiễm và rất lâu khỏi. Tránh để chạ tay vào vùng băng vệ sinh, nơi có dính máu. Bởi vậy, cần thay băng trong vòng 4h đồng hồ mỗi lần nhằm đảm bảo vệ sinh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
Bước 2: Rửa phần vùng kín từ trước ra phía sau:
Mỗi khi bạn thay băng vệ sinh hoặc đi tiểu tiện đại tiện. Bạn cần nhớ giữ nguyên về tư thế ngồi ở bên trên bồn cầu. Tiếp đó sử dụng vòi sen hoặc dùng bình xịt nước ấm được pha chút muỗi loáng để xịt ở ngoài vùng kín từ phía xa. Bạn cần lưu ý không được xịt vào bên trong của vùng âm đạo. Lau khô nhẹ nhàng bằng giấy vệ sinh trắng, nên sử dụng loại không có mùi thơm.
Bước 3: Dùng thuốc bôi vào vết thương:
Đối với công việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh, đặc biệt vết mổ cho vùng sinh môn là khá quan trọng. Bạn cần giữ cho vết khâu đó luôn luôn khô ráo. Cần phải thoa thuốc mỡ theo đúng chỉ định của bác sĩ, bởi thuốc mỡ sẽ nhanh làm lành vết thương, giúp mang lại cảm giác thoải mái. Phải kiêng không được quan hệ vợ chồng ít nhất là 6 tuần đầu sau khi sinh đẻ.
Bước 4: Không được xả nước bồn câu khi chưa đứng lên:
Đối với việc giật nước bồn cầu sau khi đi vệ sinh là việc đương nhiên. Nếu chưa đứng lên thì có thể sẽ khiến cho nước từ bồn cầu bắn trực tiếp vào vùng kín và gây ra viêm nhiễm. Mỗi khi thay băng vệ sinh, thì bạn phải nhớ không được chạm tay vào phần bồn vệ sinh.
Bước 5: Nên đi tiểu đứng:
Việc đi tiểu rất có thể sẽ làm đau rát phần vết rạch âm đạo. Bởi vậy, cần tránh để nước tiểu có thể đọng lại ở vùng kín bằng việc đi tiểu đứng. Hoặc có thể đi tiểu trong lúc đứng tắm ở vòi hoa sen. Với việc này sẽ giúp nước tiểu chảy thẳng ra, hạn chế việc tiếp xúc với vết thương.
Đây là 6 bí quyết chăm sóc vùng kín sau sinh mà gia đình FaGoMom đã chia sẻ lại với bạn. Trong phần tiếp theo chúng tôi sẽ chia sẻ nhiều thông tin khác, bạn tiếp tục theo dõi nào.
3+ CÁCH CHĂM SÓC MIỆNG SAU SINH:
Phụ nữ sau sinh cần phải có chế độ ăn uống thay đổi, ăn nhiều thức ăn để có sữa cho con bú. Đây cũng là một trong những lý do làm cho vi khuẩn ở trong miệng sinh sôi. Bởi vậy, bạn cần phải biết về cách chăm sóc răng miệng cho mẹ sau sinh thật tốt. Nhằm tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con mình.
- Sau khi sinh, cơ thể trong đó bao gồm cả răng lợi cũng yếu hơn so với bình thường. Bởi vậy, bạn cần lựa chọn cho mình với những loại bàn chải đánh răng mềm và kem đánh răng phù hợp để tránh bị tổn thương cho răng lợi.
- Nên sử dụng nước ấm để đánh răng súc miệng, đặc biệt nước muối sinh lý. Sau mỗi lần ăn uống cần súc miệng lại. Có như thế mới dảm bảo khoang miệng của bạn và sức khỏe của bé.
- Sau 3 ngày sinh đẻ bạn có thể đánh răng bằng ngón tay nhẹ nhàng. Với cách thực hiện như sau: rửa thật sạch tay, bọc ngón tay trỏ của mình bằng khăn vải xô, quệt lên trên đó với chút kem đánh răng. Sau đó coi ngón tay trỏ của bạn là bàn chải đánh răng.
- Sử dụng nước muối nhạt hoặc nước muối sinh lý mua tại các tiệm thuốc về dùng. Súc nước muối thường xuyên để củng cố chân răng, tránh bị lung lay răng.
Đối với việc chăm sóc mẹ mới sinh là việc làm khá quan trọng, trong đó với răng lợi lại không thể bỏ qua. Với những điểm chia sẻ trên này, bạn nên ghi nhớ kỹ để đảm bảo sức khỏe cho mình và bé.
8+ CÁCH CHĂM SÓC RỤNG TÓC SAU SINH:
Tình trạng rụng tóc sau sinh là một trong nững vấn đề khá lo ngại của các bà mẹ. Với tình trạng này sẽ kéo dài từ 5-6 tháng hoặc có thể sẽ lâu hơn, nếu không chăm sóc tốt. Bởi vậy, bạn cần có chế độ chăm sóc tóc rụng sau sinh thật tốt như FaGoMom chia sẻ dưới đây:
Giảm tình trạng căng thẳng và lo lắng:
Đối với những người căng thẳng cũng thường hay bị rụng tóc khá nhiều. Bởi vậy, bạn vẫn tiếp tục lo lắng nghĩ nhiêu về mái tóc của mình thì không những không giúp ích gì mà còn khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn.
Không được búi hoặc buộc tóc quá chặt để giảm rụng tóc sau sinh:
Với việc buộc tóc quá chặt trong một thời gian dài sẽ khiến cho sợi tóc bị kéo căng ra. Làm cho tất cả các nang tóc bị kéo lên trên liên tục. Với điều này sẽ vô tình khiến cho tất cả các nang tóc dần bị suy yếu, tóc mới bị mọc ra dần dần nhỏ hơn và càng mịn hơn, làm cho tóc càng dễ bị rụng.
Áp dụng chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng:
Trong quá trình mang thai, việc thực hiện chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng sẽ giúp da và tóc càng trở lên khỏe mạnh hơn. Rau và tất cả các loại hạt khôn chỉ giúp mang lại lợi ích cho sức khỏe mà còn chứa khá nhiều chất oxy hóa và flavonoid giúp bảo vệ nang lông.
Với những loại thực phẩm này còn giúp tăng cường sự phát triển của tóc. Bởi vậy, bạn cần phải duy trì về chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng. Để cơ thể luôn có đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu nhất cho da và tóc khỏe.
Bên cạnh đó, thực phẩm còn làm tăng sức khỏe cho tóc gồm có tất cả các loại rau xanh đậm (giúp cung cấp sắt, vitamin C). Với khoai lang và cà rôt giúp cung cấp beta và caroten. Còn với trứng sẽ giúp cung cấp vitamin D và cá giúp cung cấp omega – 3 magie,…
Bổ sung chế phẩm và vitamin:
Nhiều khi các thực phẩm bạn ăn không cung cấp đầy đủ chất khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể. Bởi vậy, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm một số loại vitamin và các khoáng chất như: vitamin E, B C, kẽm và các loại biotin. Với điều này sẽ giúp thúc đẩy về sự phát trienr của tóc và giúp ngăn chặn rụng tóc khá nhiều.
Áp dụng phương pháp chăm sóc tóc đúng cách:
Giờ đây, bạn cần nhẹ nhàng hơn mỗi khi chải tóc hoặc gội đầu, nhằm giảm lượng tóc rụng. Không những thế, bạn cần lựa chọn với loại dầu gội có chứa thành phần dịu nhẹ và dùng thêm dầu xả. Mỗi tuần chỉ cần gội 2 lần và vừa đủ, và nên hong khô tóc tự nhiên thay vì sử dụng máy sấy.
Không nên chải đầu nhiều để giảm lượng tóc rụng sau sinh:
Đối với việc chải tóc thường xuyên có thể khiến tóc bạn bị rụng. Khi chải, bạn nên dùng lược răng thưa vì điều này giúp giảm áp lực cho tóc.
Giảm rụng tóc sau sinh bằng việc cắt tóc ngắn:
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi khi thấy tóc rơi trên sàn sau khi gội đầu hoặc chải tóc, hãy cân nhắc thử một kiểu tóc ngắn mới. Với những kiểu tóc ngắn, tình trạng rụng tóc sau sinh giảm đi đáng kể. Bạn có thể chọn kiểu cắt bob (ngắn ở giữa và dài ở hai bên) hoặc cắt nhiều lớp để tóc trông dày hơn.
Sử dụng các phụ kiện để giảm rụng tóc
Băng đô, kẹp tóc, ghim tóc ... cũng giúp che khuyết điểm tóc mỏng do rụng tóc sau sinh. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho những cô nàng ít có thời gian làm đẹp khi ra ngoài.
5+ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG ĐỂ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO MẸ SAU SINH
Chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh là rất quan trọng, đặc biệt với chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Bởi, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể của mẹ phục hồi, đủ sức chăm con và cung cấp đẩy đủ tất cả dưỡng chất cần thiết nhất qua sữa mẹ. Đối với việc chăm sóc mẹ sau khi sinh cần đảm bảo cế độ dinh dưỡng như dưới đây:
Tăng số lượng bữa ăn hàng ngày:
Với nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng của phụ nữ sau sinh và nuôi con tăng cao. Nên khẩu phần ăn cả ngày cũng cần được chia thành nhiều bữa từ 3-6 bữa/ngày. Nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng chất thiết nhất cho cơ thể.
Đa dạng về nhóm thực phẩm trong bữa ăn:
Trong bữa ăn hàng ngày của các mẹ nuôi con cần đa dạng về các loại thực phẩm với đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Trong đó như: đường bột, đạm, béo, vitamin và các khoáng chất. Với một chế độ cân bằng, phối hợp nhiều loại thực phầm lành mạnh và khác nhau.
Mỗi ngày, với bà mẹ cho con bú cần phải cung cấp cho mình lượng thực phẩm gồm có: 450 – 500g ngũ cốc, từ 50 – 100g đậu và chế phẩm từ đậu. Thêm vào đó: 80 – 100g cá và thịt, 40 – 50g trứng, 100 – 200g hoa quả, 300 – 400g rau, 20g dầu mỡ.
Những loại thực phẩm cần thiết:
Bạn vẫn thắc mắc về việc chăm sóc bà mẹ sau sinh như thế nào, đặc biệt về những loại thực phẩm cần thiết? Dưới đây là những loại thực phẩm cần thiết nhất mà FaGoMom đã tổng hợp lại:
- Cá hồi: Giàu chất dinh dưỡng cho mẹ mới sinh. Cá hồi chứa nhiều DHA giúp cải thiện tâm trạng của mẹ bầu và rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của bé. Theo khuyến cáo, phụ nữ sau sinh nên ăn khoảng 336g cá hồi mỗi tuần;
- Các sản phẩm từ sữa ít béo: Sữa chua, sữa, pho mát cung cấp một lượng lớn vitamin D giúp hệ xương của mẹ và bé luôn chắc khỏe. Ngoài ra, sữa cũng rất giàu protein, vitamin B và canxi. Mỗi ngày mẹ nên uống khoảng 700ml sữa;
- Thịt bò: Giàu sắt, protein và vitamin B12, cung cấp đủ năng lượng cho mẹ. Phụ nữ cho con bú nên ăn thịt bò nạc để hạn chế chất béo;
- Rau xanh: Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải xanh rất giàu vitamin A, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Ngoài ra, các loại rau, đặc biệt là các loại đậu là nguồn cung cấp dồi dào vitamin C, sắt và canxi rất tốt cho sức khỏe;
- Trái cây: Phụ nữ sau sinh và phụ nữ đang cho con bú nên ăn ít nhất 150g trái cây mỗi ngày. Cam quýt giàu vitamin C rất tốt cho mẹ sau sinh;
- Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt: Cung cấp đủ năng lượng cho mẹ và tạo nguồn sữa chất lượng cho con.
Những loại thực phẩm cần phải tránh:
Việc chăm sóc mẹ và bé sau sinh đúng cách là việc làm khá quan trọng. Trong quá trình cho con bú, tất cả các loại thực phẩm cho mẹ ăn đều có thể truyền qua nguồn sức cho bé. Bởi vậy, khi đang cho con bú, phụ nữ sau sinh cần cần thận với những loại thực phẩm như sau:
- Rượu, bia: Hệ thần kinh và hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên cần được bảo vệ bằng rượu bia dù là rất nhỏ. Hơn nữa, rượu có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa của người mẹ;
- Trà, cà phê: Các bà mẹ đang cho con bú không nên uống quá nhiều các chất kích thích này vì sẽ khiến trẻ bứt rứt, khó chịu, khó ngủ,…;
- Các loại cá có chứa thủy ngân: Cá kiếm, cá mập, cá ngừ,… chứa nhiều thủy ngân, có thể truyền sang bé qua sữa mẹ, ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé;
- Gia vị thơm: Hành, tỏi có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, khiến trẻ khó chịu khi bú;
- Thức ăn cay: Có thể gây kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ và ảnh hưởng không tốt đến đường ruột của bé;
- Thức ăn dễ bị ôi thiu hoặc nghi là ôi thiu.
Không những thế, trong quá trình ăn bất kể thực phẩm nào cũng cần theo dõi về phản ứng của trẻ. Bởi có thẻ chúng sẽ khiến trẻ bị dị ứng kèm theo các hiện tượng như: bú kém, tiêu chảy, khó tiêu, sưng mắt, chảy nước mũi, nổi mẩn đỏ, nôn trớ,… Tất cả những loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng như: sữa bò, tôm, cua, cá, thịt bò, trứng,…
Những lưu ý quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng sau sinh:
Trên là những cách chăm sóc mẹ sau sinh mà FaGoMom đã ghi lại. Nhưng trong quá trình này bạn cũng cần lưu ý với một số việc ở dưới đây:
- Không nên kiêng khem quá nhiều mà cần ăn uống đủ chất, đa dạng để có đủ năng lượng chăm con;
- Chọn thực phẩm tươi ngon, hợp vệ sinh;
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh lo âu, buồn phiền, mất ngủ, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái;
- Thận trọng khi sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt là thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết hoặc thuốc ảnh hưởng đến hệ thần kinh
Đối với việc tạo dựng ra một chế độ dinh dưỡng hợp lý sau sinh sẽ giúp người mẹ luôn đủ sữa nuôi con. Luôn giúp mẹ có đủ năng lượng để chăm con và giúp bé có sự phát triển toàn diện về cả thể chất và trí não.
Những biến đổi cơ thể của các mẹ sau sinh
Để có chế độ chăm sóc mẹ bầu sau sinh hiệu quả nhất, thì bạn phải biết các biết đổi cơ thể sau sinh của mình. Để từ dó có được kế hoạch chăm sóc mang lại kết quả tốt nhất.
Phần tử cung bị thay đổi sau sinh:
Trong thời gian có em bé, các cơn co thắt của tử cung bắt đầu mạnh hơn, gây đau, đây được gọi là chuyển dạ, cơn co càng mạnh giúp nhau thai tách khỏi tử cung và đưa em bé ra ngoài. Sau khi em bé được sinh ra, các cơ tử cung dần dần bắt đầu co lại. Sau khi sinh con xong, bạn sẽ cảm thấy tử cung nặng dần lên, và sẽ không mất 2 tuần để tử cung trở lại bình thường.
Cân nặng của cơ thể bị thay đổi:
Bạn sẽ không thể trở lại cân nặng như khi chưa mang thai. Cân nặng sẽ giảm khi em bé được nhau thai ra ngoài và nước ối không còn trong bụng. Tuy nhiên, cân nặng của bạn sẽ tiếp tục giảm trong thời kỳ hậu sản do lượng nước dư thừa được giữ lại trong các tế bào của cơ thể trong quá trình mang thai và lượng chất lỏng dư thừa từ máu bị mất đi trong thời gian này. Đó là lý do tại sao trong những ngày đầu sau sinh, bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường và kéo dài sau tuần đầu tiên sau sinh.
Vòng hai của phụ nữ to như khi mang thai:
Ngay cả khi bạn đã sinh xong, ngực của bạn vẫn có thể to như khi mang thai. Đó là cơ bụng của bạn giãn ra khi thai nhi lớn lên. Sau khi sinh cơ bụng của bạn vẫn chưa biến mất mà vẫn to và chảy xệ như khi bạn mang bầu. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần có thời gian luyện tập thường xuyên và điều độ để lấy lại vóc dáng cho vòng 1 nở nang trở nên đẹp như xưa. Tuy nhiên, tùy trường hợp, một số phụ nữ không thể thoát khỏi sự thay đổi này và sống chung với cơ bụng lớn như vậy.
Mất về cảm giác buồn đi vệ sinh:
Sau khi sinh, lượng chất lỏng dư thừa không cần thiết trong cơ thể khiến bàng quang nhanh chóng bị đầy, nếu bình thường bạn sẽ cảm thấy muốn đi tiểu liên tục, nhưng nếu bàng quang bị tổn thương, bạn sẽ mất cảm giác buồn tiểu. . Phụ nữ sau sinh cần đi tiểu kể cả khi không cảm thấy mất vệ sinh sau khi sinh. Việc để bàng quang quá căng vào thời điểm này sẽ khiến tử cung co bóp mạnh hơn, bệnh nặng hơn. Nếu bạn không thể đi tiểu một vài giờ sau khi sinh hoặc không bận tâm đến việc dọn dẹp, hãy yêu cầu y tá đặt ống thông tiểu.
Âm đạo bị thay đổi:
Sau khi sinh, vùng kín của chị em thay đổi hoàn toàn, âm đạo giãn ra, to hơn, thậm chí sưng tấy, thâm tím. Tình trạng này có thể được cải thiện theo thời gian nhờ các bài tập Kegel mang lại hiệu quả cho vùng âm đạo của bạn. Khi mới sinh, lượng estrogen trong âm đạo cũng giảm đi và có thể không còn như trước khi quan hệ. Vì vậy, chị em cần biết cách chăm sóc vùng kín bằng những phương pháp hiệu quả.
Phần ngực cũng thay đổi:
Sau khi sinh con xong, ngực của bạn bắt đầu sưng, đau và cứng hơn rất nhiều, có thể dẫn đến cảm giác đau nhói khó chịu. Và giải pháp tốt nhất cho bạn là cho bé bú. Ngực của bạn sẽ không ngừng sản xuất sữa để nuôi con trong thời gian này. Nếu bạn không cho con bú, sữa ngày càng nhiều có thể dẫn đến tức ngực, đau và khó chịu. Những cơn đau này sẽ kéo dài trong 3-5 ngày, khi tuyến sữa của bạn bắt đầu ổn định tiết sữa, bạn sẽ bớt khó chịu hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không cho bé bú, kích thích vẫn gây khó chịu cho bạn.
Về da xấu và tóc rụng:
Phụ nữ khi mang thai và đặc biệt là phụ nữ sau khi sinh, tình trạng rụng tóc là điều thường thấy. Nhiều phụ nữ có thể lo lắng về số lượng tóc rụng trong thời gian này. Do lượng estrogen giảm mạnh sau khi sinh, khiến tóc bạn bị rụng nhiều, hoặc khiến tóc bạn dễ gãy rụng hơn trước rất nhiều. Điều này cũng dẫn đến sự thay đổi trên làn da của phụ nữ. Da bạn có thể sạm, nám, nổi mụn và bị tổn thương nghiêm trọng do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không được bảo vệ.
9+ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC MẸ SAU SINH THEO MÙA
Hiện nay, có rất nhiều phụ nữ sinh ra được chăm sóc theo những kinh nghiệm có sẵn của các người đi trước. Việc chăm sóc phụ nữ sinh sau khi sinh theo mùa khá quan trọng, được FaGoMom chú ý dưới đây:
Chăm sóc mẹ sau sinh vào mùa hè:
Mùa hè khá nhạy cảm đối với cơ thể con người, đặc biệt với phụ nữ sau sinh, cơ thể suy nhược, dễ mắc các chứng phong tà, táo, thử, cơ thấp xâm nhập. Đồng thời, vào mùa hè, cơ thể tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường, cơ thể sản phụ sau sinh bị tổn thương, tân dịch bị mất nên tân dịch dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, nếu chăm sóc hậu sản sau sinh không đúng cách và khoa học sẽ dễ mắc các bệnh hậu sản, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Ngoài ra, cơ thể phụ nữ sau sinh thay đổi, cùng với thói quen kiêng khem cứng nhắc, cầu kỳ khiến tuyến mồ hôi không được làm sạch, chất nhờn tích tụ lại ở lỗ chân lông. Trong khi đó, thời tiết mùa hè, lượng mồ hôi, chất nhờn bài tiết càng nhiều, lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Vì vậy, phụ nữ sau sinh mùa hè ngoài rạn da, nám da, mụn trứng cá, viêm lỗ chân lông, viêm kẽ, mụn ở các vị trí như mông, lưng, ngực…
Chăm sóc mẹ sau sinh vào mùa đông:
Chăm sóc mẹ sau sinh mùa đông thực sự rất quan trọng và cần kiêng khem nhiều điều để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Mẹ cần vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng nước ấm pha muối loãng, có thể dùng nước ấm để lau khô người. Không ngâm tay chân trong nước lạnh quá lâu, nếu phải giặt quần áo nên đeo găng tay cao su. Tốt nhất nên nhờ người thân giúp đỡ để mẹ tránh được những rắc rối về sức khỏe sau này.
- Sau khoảng 1 tháng (tùy theo sức khỏe của mỗi mẹ), mẹ có thể tắm nhưng không nên tắm quá nhiều lần, mỗi tuần chỉ nên tắm và gội đầu khoảng 1 - 2 lần, khi tắm nên tắm bằng nước ấm, tắm nơi kín đáo, ít gió và tắm nhanh, không nên ngâm nước quá lâu dễ bị cảm lạnh. Tuyệt đối không được tắm bồn vì tử cung chưa đóng hoàn toàn, dễ bị nhiễm trùng.
- Khi ra ngoài trời, mẹ cần đeo khẩu trang, quàng khăn, quàng cổ, đội mũ len, bông bịt tai, mặc quần đùi đầy đủ để tránh gió.
- Tuyệt đối không uống nước lạnh, nước đá, uống trà gừng hoặc trà ấm và uống nhiều nước ấm cho con bú.
8+ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC MẸ SAU SINH MỔ:
Sinh mổ ít đau hơn sinh thường, mang tính thẩm mỹ cao nên được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Hầu hết các ca phẫu thuật này đều không quá phức tạp, chỉ cần sau sinh 7 ngày là có thể cắt chỉ. Tuy nhiên, có những điểm mẹ phải lưu ý nhất định để cơ thể nhanh chóng phục hồi, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau sinh.
- Nằm nghiêng và không kê gối trong 6 giờ sau khi sinh
- Không ăn gì trong vòng 6 giờ sau khi sinh
- Khi say 6 tiếng có thể nghỉ ngơi trước khi cho con bú.
- Sau sinh vài ngày mẹ nên nằm nghiêng, kê gối sau lưng.
- Chỉ ăn thức ăn mềm và lỏng
- Bắt đầu bằng bài tập nhẹ
- Chăm sóc vết mổ cẩn thận
- Một tuần sau sinh mẹ nên uống nhiều nước, tránh lạnh
- Tiếp tục ăn và uống các thức ăn nhẹ như cháo trứng, ...
- Sau sinh một tháng, mẹ vẫn cần chăm sóc bản thân, không ăn đồ tanh, ăn quá no mỗi bữa.
- Không làm việc sớm, nhất là việc nặng
- Rèn luyện thân thể, tránh vận động mạnh
9+ SẢN PHẨM DÀNH CHO MẸ SAU SINH
Trong thời gian “nằm ổ”, kiêng khem chờ hồi phục sau sinh, mẹ cần rất nhiều sản phẩm cần thiết để hỗ trợ vệ sinh. Giúp giảm đau những ngày đầu, cũng như chăm sóc mẹ sau khi sinh luôn khỏe mạnh những ngày sau sinh. Với những sản phẩm dưới đây bạn không thể bỏ qua trong thời gian kiêng khem của mình:
Băng vệ sinh:
Trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh, bạn sẽ bị sản dịch, dù sinh thường hay mổ lấy thai. Vì vậy, băng vệ sinh với nhiều kích cỡ khác nhau với nhiều công dụng sẽ là người bạn đồng hành không thể thiếu của các mẹ sau sinh.
Bồn ngâm chân:
Bồn ngâm chân giúp giảm đau và thư giãn nhẹ nhàng. Đối với những bà mẹ sinh con lần đầu có thể bị rạch tầng sinh môn (vùng giữa âm hộ và hậu môn) và phải chịu đau đớn trong những tuần đầu sau sinh. Vì vậy, bồn tắm có túi nước ấm cũng là bộ sản phẩm chăm sóc sau sinh hữu ích giúp mẹ giảm đau và thư giãn nhẹ nhàng nhất.
Chai xịt làm giảm đau:
Thuốc xịt giảm đau là loại thuốc không cần kê đơn nên bạn có thể mua ở các hiệu thuốc. Thuốc xịt này dành cho các bà mẹ bị trĩ sau sinh hoặc cũng có thể giảm đau do vết rạch tầng sinh môn. Nếu bệnh trĩ của bạn nghiêm trọng đến mức việc ngồi hoặc đi lại vô cùng đau đớn, hãy nói chuyện với bác sĩ về các lựa chọn giảm đau khác.
Chai phun xịt:
Dụng cụ này là bộ sản phẩm chăm sóc sau sinh rất quan trọng đối với các mẹ, khi vùng kín và búi trĩ bị đau rát, không thể vệ sinh sau mỗi lần đi tiêu, tiểu tiện. Chỉ cần đổ nước sạch, có thể là nước ấm hoặc nước lạnh vào bình và xịt nhẹ để vệ sinh, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và sạch sẽ hơn.
Túi chườm lạnh:
Khi cơn đau tầng sinh môn cản trở cuộc sống và giấc ngủ của bạn, chườm lạnh có thể là giải pháp tốt nhất giúp giảm đau quanh tầng sinh môn.
Gạc lạnh và chăn ấm:
Chườm lạnh và đắp khăn ấm, kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng có thể giảm đau núm vú. Nhiều bà mẹ sau khi sinh rất coi nhẹ việc này nhưng việc đầu vú bị đau và nứt có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm nấm, nhiễm khuẩn và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và chất lượng nguồn sữa. Việc cất giữ các sản phẩm chăm sóc sau sinh như gạc lạnh, khăn ấm sẽ giúp mẹ rất tiện lợi trong việc vệ sinh, xoa bóp các bộ phận cần thiết một cách an toàn và vệ sinh nhất.