Nhiều bậc cha mẹ đang băn khoăn không biết nguyên nhân và cách điều trị trẻ 1-6 tháng bị táo bón như thế nào? Để gỡ rối sự lo lắng đó của cha mẹ các chuyên gia FaGoMom đưa ra bài viết dưới đây giúp cho cha mẹ có nhiều thông tin bổ ích hơn nữa về bệnh của bé.
Giai đoạn mà trẻ dễ bị táo bón nhất là từ 1 - 6 tháng tuổi, nhất là đối với những trẻ không bú sữa mẹ dễ có nguy cơ bị táo bón do thành phần đạm trong sữa công thức khó tiêu hóa hơn sữa mẹ và giai đoạn này hệ tiêu hóa của bé còn non nớt chưa thực sự hoàn thiện. Mặt khác, trong một số loại sữa công thức lượng đạm quá nhiều vượt quá ngưỡng hấp thu của ruột cũng khiến trẻ bị táo bón do ruột phải tăng hấp thu nước để hòa tan lượng đạ thừa này
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón ở trẻ
Nguyên nhân gây ra táo bón của trẻ là do các cơ bụng và thành ruột. Những trẻ bị còi xương, sinh thiếu tháng cũng hay bị táo bón.
Trong giai đoạn trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bị táo bón nguyên nhân chủ yếu là thường do ăn thức ăn có quá nhiều chất đạm, chất béo và ít chất khoáng, hoặc là do thức ăn cứng, không có đủ hàm lượng vitamin B1 cần thiết;
Nhu động ruột chậm cũng dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón
Nguyên nhân do trẻ nín nhịn giữ phân: Khi trẻ mải chơi, nhịn đi cầu khiến phân to, cứng hơn, khiến trẻ bị đau sau khi đi tiêu. Vì thế dẫn đến khiến trẻ sợ đi cầu và lần đi tiếp theo sẽ càng đau hơn;
Do thay đổi môi trường đi vệ sinh: Thời gian bắt đầu bé được cho đi nhà trẻ;
Nguyên nhân khác: Do ruột già của trẻ quá lớn (bệnh phình đại tràng bẩm sinh khiến trẻ không đi tiêu phân su trong 48 giờ đầu sau sinh, sau đó trẻ bị táo bón kéo dài kèm chướng bụng, rối loạn nhu động ruột và hẹp hậu môn); bệnh nội tiết - chuyển hóa, bất thường về thần kinh, bệnh thần kinh – cơ,...
Trẻ bị táo bón do các cơ bụng và thành ruột
Nếu cha mẹ để cho con bị táo bón kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ. Các mẹ có thể tìm hiểu các nguy hiểm dưới đây để tránh cho con mình:
Tích tụ độc tố trong cơ thể: Việc đi đại tiện mỗi ngày sẽ giúp cơ thể chúng ta thải được độc tố ra ngoài. Nhưng đối với những người bị táo bón thường rất khó để đi đại tiện mỗi ngày, lúc đó chất độc sẽ còn tồn đọng lại, điều đó sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan bên trong cơ thể.
Mắc trĩ nội, trĩ ngoại: Khi táo bón kéo dài ở trẻ sơ sinh sẽ làm xuất hiện bị bệnh trĩ ở trẻ nhỏ do hiện tượng tăng áp lực ổ bụng vì trẻ luôn gắng sức rặn khi đi tiêu làm cho các búi trĩ càng ngày càng to ra, thể hiện rõ nhất là mỗi lần đi tiêu và thường có máu kèm theo phân.
Gây nứt kẽ hậu môn: Có thể nói đây là một trong những tình trạng đau đớn nhất do táo bón kéo dài ở trẻ em gây ra. Nguyên nhân chủ yếu do phân lâu ngày tích trữ trong đại trực tràng trở nên to dần và rắn chắc. Vì hình khối phân lớn hơn độ dãn nở của ống hậu môn đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn ở trẻ. Hiện tượng này xảy ra khiến trẻ không chỉ đại tiện máu mà còn rất đau đớn. Khi đó phân cứng khiến trẻ sơ sinh táo bón phải rặn trong mỗi lần đi đại tiện và gây chảy máu ở hậu môn. Hiện tượng này cũng rất nguy hiểm cho trẻ nếu chảy máu nhiều mà không được khắc phục sớm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Táo bón gây khó chịu ở trẻ mỗi lần đi đại tiểu
Cảm giác đau đớn khi đi ngoài: Nếu cha mẹ để tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ em sẽ gây nên tình trạng đau đớn cho trẻ. Vì khi bị táo bón nên trẻ rất đau khi đi đại tiện. Do đó trẻ sẽ sợ cảm giác đau dẫn đến trẻ sợ đi đại tiện, thường nhịn đi đại tiện ngay cả khi trẻ có nhu cầu. Mà việc nhịn đi đại tiện lâu ngày dẫn đến chứng táo bón ở trẻ. Đó là một vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại không có hồi kết.
Ảnh hưởng đến da và tâm lý: Khi trẻ bị táo bón có nghĩa là chất độc tồn đọng trong cơ thể không được tống ra ngoài sẽ gây độc ngược lại, điều đó làm ảnh hưởng đến da, trẻ sơ sinh dễ bị rôm sảy, nóng nảy, bứt rứt và khó chịu. Còn đối với trẻ sơ sinh ăn uống không kém, không ngon, ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi và khóc nhiều.
Xuất huyết đại tràng: Nếu cha mẹ để tình trạng táo bón kéo dài có thể dẫn đến xuất huyết đại tràng, tình trạng này lâu ngày dẫn đến xuất huyết trực tràng rất nguy hiểm cho trẻ sơ sinh.
Viêm ống hậu môn trực tràng, áp xe hậu môn, rò hậu môn: Bởi vì do khối phân cứng nên gây ra sang chấn, cùng viêm nhiễm vùng niêm mạc trực tràng và ống hậu môn cho nên làm tăng nguy cơ gây viêm nhiễm trùng, áp-xe hậu môn, trực tràng, rò hậu môn sau này ở trẻ.
Tắc ruột: Hiện tượng táo bón rất nguy hiểm đối với trẻ nếu như cha mẹ không có biện pháp kịp thời. Có nguy cơ gây tắc ruột ở trẻ do phân ứ đọng lâu ngày trong đại trực tràng nên càng ngày nó càng rắn và có thể gây ra hiện tượng bán tắc ruột hoặc tắc ruột, với các biểu hiện chủ yếu như: đau bụng từng cơn xảy ra liên tục, bụng chướng, không đánh hơi hoặc đi tiêu được.
Tăng áp lực trong ruột: Hiện tượng táo bón kéo dài lâu ngày làm tăng ứ đọng phân, dịch trong lòng ruột thừa khiến cho trẻ có nguy cơ dễ bị viêm ruột thừa. Bởi vì, khi táo bón dài ngày còn làm cho ruột già bị suy yếu, giãn ra tạo thành các túi thừa đại tràng và có nguy cơ thủng ruột.
Thực chất có rất nhiều triệu chứng để nhận ra trẻ bị táo bón. Trong đó Có một số triệu chứng táo bón ở trẻ từ 1 - 6 tháng tuổi như dưới đây:
Phân cứng, nhỏ tròn giống các viên bi hay giống phân dê
Số lần trẻ đi cầu ít lần hơn so với thói quen trước đó (dưới 3 lần/tuần);
Khi cha mẹ thấy ở phân có lẫn vệt máu bên ngoài - biểu hiện của tình trạng rách hậu môn;
Biểu hiện táo bón là bé khóc khi rặn, uốn cong lưng, hay khép chặt mông, nhón gót, vặn vẹo, bồn chồn hoặc có tư thế bất thường;
Bé thường quấy khóc bất thường, bé sẽ ngừng thôi quấy sau khi đi ngoài ra nhiều phân;
Một triệu chứng nữa là có hiện tượng són phân trong quần mà trẻ không hay biết;
Trẻ kém ăn, đi tiêu được thì ăn khá hơn;
Đau bụng vùng dạ dày, giảm và hết đau bụng sau khi đi tiêu;
Bé có những thay đổi tâm lý, hành vi như: cáu bẳn, không vui vẻ, sốt ruột, bồn chồn;
Đặc biệt cha mẹ cần chú ý nếu táo bón nặng có thể gây tắc ruột hoặc tình trạng són phân (đi tiêu trong hoàn cảnh không thích hợp).
Các triệu chứng táo bón ở trẻ
Qua các nguyên nhân và triệu chứng ở trên, các mẹ đã nắm bắt được tình trạng táo báo ở con mình. Giờ đây bạn cần tìm cách điều trị để loại bỏ căn bệnh nguy hiểm này. Dưới đây là một số cách điều trị táo bón ở trẻ 1-6 tháng tuổi, mẹ cùng tìm hiểu nha:
Đối với những trẻ bú mẹ bị táo bón, trước hết mẹ cần điều chỉnh và xem xét lại chế độ ăn của mình, lúc này mẹ nên uống thêm nước và ăn thêm nhiều chất xơ;
Đối với những trẻ bị táo bón mẹ nên cho bé uống đủ nước, với trẻ nuôi bằng sữa công thức cần pha sữa đúng tỷ lệ, bởi vì nếu ít nước quá có thể dẫn đến táo bón, còn nhiều nước quá có thể gây suy dinh dưỡng;
Để cho trẻ được tiêu hóa tốt hơn thì cha mẹ nên cho trẻ ăn thành những bữa nhỏ, chia thành nhiều bữa trong ngày để tạo điều kiện cho ruột tiêu hóa sữa tốt hơn. Việc nên là tốt nhất của cha mẹ nên chia đôi từng bữa sữa và tăng số lần ăn của trẻ lên gấp đôi;
Khi bé chớm bị táo bón thì mẹ cần quan tâm tới bé nhiều hơn quan sát kỹ, khi thấy bé có biểu hiện muốn đi ngoài như nhăn mặt, rặn,... cần có các biện pháp thích hợp hỗ trợ để giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn;
Để hạn chế tình trạng táo bón ở trẻ mẹ có thể làm theo cách sau: Thêm nước mận pha loãng hoặc nước táo vào bình sữa của bé (trẻ dưới 4 tháng nên dùng 10 - 20ml nước mận, hòa với sữa theo tỷ lệ 1:6, uống 1 lần/ngày; trẻ trên 4 tháng nên hòa 30ml nước mận với sữa theo tỷ lệ 1:4, uống 1 - 2 lần/ngày; trẻ trên 6 tháng có thể dùng nước táo thay thế). Kiên trì cho trẻ sử dụng nước ép mận, táo sẽ giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn;
Vào thời điểm trẻ bắt đầu ăn dặm, cha mẹ có thể cho bé ăn bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Cùng với đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (đã nghiền nát) như mơ, mận, khoai lang, lê, đào, đậu, bông cải hoặc cải bó xôi để phòng ngừa và điều trị táo bón.
Cân đối chế độ ăn uống hợp lý cho trẻ
Các chuyên gia FaGoMom xin đưa ra một số cách massage cho trẻ như sau: Cha mẹ dùng đầu ngón tay nhẹ nhàng xoa bụng của trẻ theo chiều kim đồng hồ, ấn nhẹ ở phía bên phải. Bụng mềm là tốt, còn bụng cứng là biểu hiện của tình trạng táo bón. Cha mẹ cần thực hiện động tác xoa bụng cho bé trong 5 - 10 phút để thúc đẩy nhu động ruột, giúp bé tiêu hóa tốt hơn và hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Nếu bụng bé bị chướng cần đưa bé đi khám bác sĩ;
Cách thứ hai: Cha mẹ nắm vào mắt cá hai chân bé rồi di chuyển theo động tác bé đạp xe trong khoảng 5 - 10 phút. Động tác này làm tăng áp lực cơ bụng lên ruột, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn;
Cách thứ 3: Bạn hãy bế bé quanh nhà trong tư thế ngồi xổm (đặt mông bé lên cánh tay, chân bé gập vào bụng). Tư thế này làm tăng áp lực lên trực tràng, giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn;
Xem thêm: [Trẻ 2 tuổi bị táo bón] - Nguyên nhân và cách điều trị
Massage bụng cho trẻ
Trường hợp trẻ 1 - 6 tháng bị táo bón như thế nào nên gặp bác sĩ?
Nếu trẻ gặp phải tình trạng táo bón tốt nhất cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nhi về tiêu hóa để không bỏ sót các bệnh lý khác, giúp điều trị bệnh sớm và hiệu quả hơn. Mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khi bé có các dấu hiệu sau:
Trẻ bị đau bụng dữ dội
Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi sau 24 giờ mà chưa đi tiêu so với bình thường
Trẻ có biểu hiện chướng bụng, nôn ói
Trẻ chậm lớn
Tiêu chảy có máu
Chậm phát triển thần kinh
Hậu môn bất thường
Có dấu hiệu nghi ngờ táo bón bệnh lý
Trẻ 1-6 tháng bị táo bón là một bệnh cũng nguy hiểm cho trẻ vì thế cha mẹ cần lưu ý đến các nguyên nhân gây táo bón cho trẻ, qua bài viết trên cha mẹ cũng có một chút kiến thức về chăm sóc trẻ bị táo bón, tránh được cho con những tác hại nhất.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group
Địa chỉ:
Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
https://goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7
Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444
Thời gian làm việc:
Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00
Chủ nhật : 8:00 - 11:30
Kết nối với chúng tôi:
- Fanpage: https://www.facebook.com/fagomom/
- Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
CHỌN DỊCH VỤ
Hiện nay, với dịch vụ thông tắc sữa tại nhà đã trở thành một loại dịch vụ cao cấp, đang được các mẹ đặc biệt quan tâm, bởi tình trạng tắc tia sữa sau sinh khá phổ biến. Với việc thông tắc tia sữa sẽ giúp các mẹ nhanh chóng thông tia sữa, giảm bớt các cơn đau cương cứng tại vùng bầu vú, đảm bảo cho nguồn sữa về đều cho bé bú.
Xem thêm >Việc tắm cho trẻ sơ sinh thường xuyên là một trong những cách tốt nhất nhằm bảo vệ sức khỏe cho bé yêu tránh khỏi các nguy hiểm ở bên ngoài tác động vào. Bởi vậy, nhu cầu tắm cho trẻ sơ sinh ngày càn lớn, với dịch vụ tắm cho trẻ sơ sinh tại của FaGoMom cung cấp tới các mẹ không cần phải lo nghĩ về chuyện massage và tắm cho con yêu của mình.
Xem thêm >Gói dịch vụ chăm sóc mẹ sau sinh tp.Hồ Chí Minh chỉ 99k/buổi của FaGoMom chuyên nghiệp, Dịch Vụ Hoàn Hảo, mang đến sự an toàn, cảm giác yên tâm cho mẹ và bé.
Xem thêm >Bạn là người mẹ thông thái, đang muốn tìm kiếm dịch vụ bơi thủy liệu cho bé (baby fload) đảm bảo uy tín và chất lượng.
Xem thêm >YÊU CẦU TƯ VẤN
Bảo đảm chất lượng
Sản phẩm bảo đảm chất lượng
Miễn phí giao hàng
Cho đơn hàng từ 2 triệu đồng
Hỗ trợ 24/7
Hotline: 0911002444
Đổi trả hàng
Trong vòng 7 ngày
chi nhánh
Cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại Fagomom
01
523a Đỗ Xuân Hợp, khu dân cư Gia Hoàng, phường Phước Long B, Q9, Thành phố Hồ Chí Minh
02
561/39 Phạm Văn Chiêu, Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
03
43 Vườn Lài, phường An Phú Đông, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
04
56/2 đường 494 Tăng Nhơn Phú A, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh
05
51/2b Ấp Mỹ Huệ 7, xã Tân Huân, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
06
17 Nguyễn Sỹ Sách, phường 15, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
07
26/1 Nguyễn Minh Hoàng, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
08
Chung Cư Prosper Plaza, Phan Văn Hớn, Thành phố Hồ Chí Minh
09
101 Văn Thân, phường 8, quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh
010
179 Lưu Hữu Phước, phường 15, quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh
011
Đường Bà Thau, huyện Tân Kiên, Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
012
Chung Cư Tecco Green Nest, Phan Văn Hớn, Thành phố Hồ Chí Minh
013
675 Nguyễn Kiệm, phường 9, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
014
75/13 Hiệp Thành 45, q12, Thành phố Hồ Chí Minh